7 tác dụng của cây lá cách

Đối với những người dân sống ở nông thôn thì chắc hẳn cây lá cách, hay còn gọi là cây vọng cách, không còn xa lạ gì. Từ lâu người ta đã biết khai thác những giá trị mà loài cây này mang lại trong cuộc sống và sử dụng trong những bữa ăn dân dã hằng ngày. Vậy cây lá cách có công dụng như thế nào? Chúng ta sẽ được biết qua bài viết về 7 tác dụng của cây lá cách sau đây.

Đặc điểm của cây lá cách

– Đặc điểm sinh học: Cây lá cách thuộc họ thân gỗ lùn, cây trưởng thành chỉ cao tối đa 3 mét, tàn lá cao tối đa 2,5 mét. Cây này có thể sống được lâu năm. Chúng phát triển rất nhanh, có thể gieo trồng bằng hạt hoặc giâm cành hom. Cây càng to thì càng nhiều cành lá.

Lá của cây có màu sắc thay đổi từ xanh nhạt tới xanh đậm theo thời gian sinh trưởng, có hình trái xoan, chóp lá hình tù hoặc có mũi ngắn, chiều dài lớn nhất khoảng 16 cm, rộng 12 cm hoặc hơn và thường có lông ở mặt dưới.

Hoa lá cách nhỏ li ti, màu trắng, mọc thành chùm trên ngọn cây. Quả của cây lá cách có hình bầu dục như quả trứng, chiều rộng khoảng 3-4 mm, mọc theo từng chùm và có màu đen sậm.

– Những nơi sinh sống: Cây lá cách là giống dễ sống, chúng có thể mọc  và phát triển ở mọi nơi, chịu được tất cả  những điều kiện khắc nghiệt nhất của thời tiết, đất đai và không cần chăm bón cầu kì. Có thể trồng cây ngoài vườn hoặc trong chậu, cây cũng mọc nhiều ở ven sông, kênh rạch hoặc nơi bãi bồi,…

Nguồn gốc của cây lá cách là từ các nước Đông Nam Á nhưng hiện nay đã được trồng nhiều ở cả nhiều nơi như Hawaii, Florida – Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, cây lá cách phổ biến ở khắp nơi, nhưng xuất hiện nhiều và gắn bó với bà con vùng đồng bằng Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh như Bến Tre, Long An, Đồng Tháp,…

7 tác dụng của cây lá cách

Những người dân sống ở các tỉnh thuộc vùng sông nước từ lâu đã biết đến cây lá cách như một loại thực phẩm tuyệt vời, cũng như là một thứ thảo dược thần kỳ chữa được rất nhiều bệnh.

Những tác dụng của cây lá cách đã được nghiên cứu khoa học và chứng minh trong thực tiễn như sau:

– Chế biến món ăn ngon: Đầu tiên phải kể đến công dụng nhà bếp của cây lá cách. Người ta thường dùng lá cách để ăn sống hoặc luộc, xào, kết hợp với thịt bò, lươn, ếch,…để có những món ăn rất ngon và mang đậm sắc thái miền quê Việt Nam. Lá của cây này bình thường có mùi hăng hắc khó chịu nhưng khi ăn vào lại thơm ngon khó tả. Đặc biệt, lá cách dùng để trộn gỏi hoặc cuốn với thịt chiên, thịt nướng, các nướng rồi chấm mắm kho quẹt thì đúng là món ăn trên cả tuyệt vời.

– Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hiệu quả của cây lá cách là giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, hạ men gan, giải rượu, loại bỏ một số loại độc tố trong cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật.

– Giảm sức co của tim và dãn nở đồng tử: Với thành phần hóa học gồm 2 alcoloid là premnin và ganiarin trong vỏ cây, lá cách có tác dụng giống thần kinh giao cảm, đó là giảm sức co của tim và làm dãn nở đồng tử.

– Trị các loại ho: Kinh nghiệm dân gian từ xưa đã giúp người dân áp dụng thành công lá của cây lá cách trong việc điều trị các chứng ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi,…bằng cách giã lá cách, pha với muối rồi uống.

– Bảo vệ chức năng gan: Lá cách được chứng minh khoa học về tác dụng đối với việc bảo vệ gan, tạo sự giảm nồng độ men gan, giảm bilirubin và ngăn chặn nguy cơ viêm gan,ung thư gan hoặc những bệnh liên quan đến gan thận.

– Điều hòa huyết áp: Những người bị huyết áp cao nên dùng lá cách để điều hòa, vì chúng làm giảm thể tích máu trong cơ thể, hạn chế tăng huyết áp của người lớn tuổi. Thông thường người ta dùng lá cách nấu nước uống hằng ngày để phát huy tác dụng.

– Điều hòa kinh nguyệt: Chị em phụ nữ có thể tìm tới cây lá cách như một giải pháp đơn giản mà hiệu quả cho việc điều hòa kinh nguyệt của mình. Trong những ngày hành kinh phiền phức, hãy nấu nước lá cách uống vào sẽ cải thiện tình hình rối loạn.

Ngoài 7 tác dụng của cây lá cách đã  kể trên, chúng ta có thể biết thêm những công  dụng khác mà  loài cây này mang lại như là: hỗ trợ ngăn ngừa  và làm giảm đau nhức, mỏi mệt các khớp, xương, mỏi nhừ cơ thể; dùng nước lá cách uống để an thần, ngủ ngon, ăn được; chữa đầy bụng, khó tiêu, táo bón; thông tiểu; ngăn ngừa sỏi thận; tiêu độc tố, loại bỏ dị ứng; hỗ trợ trong việc điều trị bệnh bướu giáp ác tính,… Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số tác dụng của các loại cây khác như:

Bên cạnh đó, những người có thú vui tao nhã là chơi cây cảnh thì cũng không thể bỏ qua cây lá cách vì sự dẻo dai và sức sống mãnh liệt cũng như nét đẹp hoang sơ, dịu dàng của nó. Nếu được trồng trong chậu và chăm sóc  kĩ  lưỡng thì cây lá cách không thua gì những loại cây cảnh đắt tiền khác, đôi khi lại có phần vượt trội.

Có thể thấy rằng, cây lá cách tuy chỉ là một loài cây mọc dại khắp nơi, đôi khi nhiều người không biết tới, nhưng nó lại chính là bài thuốc dân gian hữu hiệu, không tốn kém mà cũng không hại đến cơ thể. Thế mới biết, xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây cỏ quý gi, chỉ là chưa được khai thác hết, hoặc chúng ta chưa để tâm tìm hiểu mà thôi.

Hi vọng chủ đề  7 tác dụng của cây lá cách trên đây đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về loại cây dân dã, đa năng này. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và đừng quên tìm hiểu thêm về những loài thực vật xung quanh mình để không bị bỏ qua những giá trị đáng quý mà thiên nhiên ban tặng.