10 tác dụng của cây mía thuốc

Không phải cây mía thông thường dùng làm món giải khát và chế biến đường cát, bột ngột như chúng ta đã biết, cây mía thuốc có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người. Trong thời gian gần đây, không ít người đã biết đến và tìm kiếm những thông tin về loại thực vật này. Hãy cùng điểm qua 10 tác dụng của cây mía thuốc qua bài viết sau đây.

10 tác dụng chính của cây mía thuốc

Công dụng chính của cây mía thuốc là chữa bệnh. Có thể phân theo kết quả nghiên cứu của đông y và tây y đối với cây mía thuốc để nhận thấy 10 tác dụng chính như sau:

1. Theo đông y: Mía thuốc là loài tính mát, có vị chua, hơi đắng, cay nên được dùng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh như:

– Viêm thận thủy thũng, xơ gan.

– Cổ trướng, viêm nhiễm đường tiết niệu (đặc biệt là nam giới)

– Ho gà, ho có đờm, ho khan, ho ra máu

– Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu

– Cảm sốt, khô môi, khô họng, khát nước nhiều

– Chữa đau mắt và đau tai giữa (LạngSơn)

2. Theo tây y: Dựa trên những nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, các nhà khoa học đã tìm ra những tác dụng thần kì của mía thuốc, đó là:

– Hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp, đau lưng, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay.

– Giải độc gan, mát gan, bồi bổ can thận, cung cấp dưỡng chất cho gan thận.

– Trị sốt, hen suyễn, viêm cuống phổi, phòng và giống viêm cấp và mạn tính.

– Giảm đau, thu teo tuyến ức, giảm trọng lượng tuyến ức, giảm nguy cơ ung thư.

Người ta thường dùng ngọn hoặc cành cây mía thuốc nướng lên, vắt lấy nước để dùng. Cũng có thể dùng thân, rễ phơi khô, rửa sạch và đun nước uống hằng ngày hoặc uống theo thang để giải độc, làm mát cơ thể và hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số tác dụng của các loại cây khác như:

 

Một số điều khác cần biết về cây mía thuốc

1. Tên gọi:

Cây mía thuốc còn gọi là cây mía dò, cát lồi, đọt đắng, đọt hoàng, tậu chó, củ chóc. Tên khoa học là Costus speciosus Smiths.

Cây thuộc họ costaceae, chi costus (mía dò), chi này đặc biệt ở chỗ chỉ có một hàng lá xếp hình xoắn ốc.

2. Đặc điểm bên ngoài:

Cây mía thuốc có thân mềm, mọc thẳng, cao khoảng 50-60 cm, thuộc  loài thân cỏ, thân rễ nạc phát triển thành củ mía thuốc.

Lá cây mía thuốc có bẹ, mọc so le, san sát nhau, dài khoảng 1-2 gang tay người lớn. Lá có màu xanh hơi sẫm, hơi có lông, đáy hình tròn, đầu phiến lá nhẵn, nhọn.

Hoa của cây mía thuốc có màu đỏ hoặc hồng thẫm, mọc thành cụm ở ngọn cây hoặc những chóp của xoắn lá, mới nhìn qua có thể thấy giống hoa mào gà. Hoa không có cuống, có dạng tròn dài, mọc sít nhau.

Quả mía thuốc là quả nang, có nhiều hạt trơn, màu đen bóng.

3. Những bộ phận được sử dụng:

Đối với cây mía thuốc, có thể nói không một bộ phận nào của cây bị bỏ phí, bởi vì chúng đều được dùng cho mục đích khác nhau, phục vụ nhu cầu của chúng ta, chủ yếu là vấn đề y học.

Thường xuyên giúp ích nhất là thân rễ cây mía thuốc, chúng được thu hái quanh năm để phơi khô, sắc lấy nước thuốc chữa những bệnh.

Lá cây mía thuốc cũng được dùng làm thuốc, có thể giã nhuyễn đắp lên vị trí cần hoặc chế biến thành bài thuốc theo công thức đã phân tích.

Cả búp và cành non của cây mía thuốc cũng chứa những dược chất được nghiên cứu và kiểm nghiệm về tác dụng phòng ngừa, chữa bệnh.

Đọt cây đôi khi được dùng ăn trực tiếp để điều trị một số bệnh đơn giản, theo kinh nghiệm dân gian của người dân nhiều vùng trên nước ta.

4. Đặc điểm phân bố:

Cây mía thuốc sống tốt trong hầu hết các điều kiện môi trường, khi hậu khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp chúng dễ dàng kể cả ở vùng đồng bằng, miền trung du, miền núi hay ở  ven biển, đặc biệt chúng phát triển tốt khi được chăm bón, tưới nước, bắt sâu thường xuyên.

Nguồn gốc của cây mía thuốc là ở các nước Đông Nam Á, sau này nó được phát hiện và đem đi phát tán, trồng tại nhiều nơi trên thế giới như Malaysi, Ấn Độ, Hawai, Fiji, quần đảo Cook,…vì những công dụng to lớn. Cây sinh trưởng bằng thân rễ.

5. Công dụng đặc biệt:

Trong một cuốn sách cổ của đất nước Ấn Độ về chủ đề tình yêu hôn nhân và cuộc sống vợ chồng được viết bằng tiếng Phạn, có chi tiết cây mía thuốc được nhắc tới như một thành phần mỹ phẩm bôi lên lông mi để tăng sự thu hút của con người đối với bạn tình hay người đối diện.

Ngoài ra cây mía thuốc còn được dùng để chữa bệnh eczema, mề đay bằng cách nấu nước mía thuốc rồi xoa, rửa hằng ngày, tác dụng rất rõ rệt mà  lại đỡ tốn kém.

6. Thành phần hóa học:

Theo phân tích của các nhà nghiên cứu sinh vật học, trong thân rễ cây mía thuốc có chứa 87% nước. Trong đó, rễ khô có 5,5% nước, 0,75% chất tan trong ete, 6,75% chất anbuminoit, 66,65% hydrat cacbon, 10,65% xơ và 9,7% tro.

Thành phần hóa học chính của cây mía thuốc là chất Saponin steroid (dios-genin 2,12%, tigogenin, và một số Saponin khác).

7. Những lưu ý khi sử dụng cây mía thuốc:

Có một số loại thực vật hơi giống và dễ bị nhầm lẫn với cây mía thuốc, nếu dùng nhầm có thể để lại hậu quả khôn lường, vì thế chúng ta nên chú ý vào đặc điểm nhận diện và mùi hôi khó chịu của những loại cây đó để phân biệt với cây mía thuốc.

Bác sĩ khuyên, phụ nữ có thai và cho con bú không nên lạm dụng cây mía thuốc nếu không thật sự cần thiết. Nếu có nhu cầu cần phải dùng thì nên tham khảo ý kiến và sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn.

Khi sử dụng cây mía thuốc để chữa bệnh hay bất cứ mục đích nào, chúng ta tuyệt đối không được ăn rau muống, các đồ ăn có ga hoặc gia vị sống, tái như mắm tôm, mắm tép,…Những món ăn, đồ uống này không những làm triệt tiêu hiệu quả y học của cây mía thuốc mà còn có nguy cơ gây hại cho cơ thể, sức khỏe và tính mạng của chúng ta vì những phản ứng hóa học xảy ra do sự không tương thích của chúng đối với cây mía thuốc.

Ngoài thị trường có những lời quảng cáo về tác dụng chữa được bệnh ung thư của cây mía thuốc, tuy nhiên bạn nên sáng suốt và thận trọng. Kỳ thực, 10 tác dụng của cây mía thuốc được kể trên đây là những chi tiết đầy đủ, chúng ta nên cảnh giác với những thông tin không xác thực và có yếu tố thổi phồng như vậy. Cảm ơn sự quan tâm của các bạn, để biết thêm nhiều thông tin hữu ích các bạn có thể ghé thăm tại website: cayvala.com