6 tác dụng của cây nhọ nồi

Nhọ nồi, có tên khoa học là Eclipta Alba Hassk, được xếp vào họ cúc Asteraceae. Nhọ nồi còn được gọi là cỏ mực, rau mực vì khi vò nát lá thì có nước chảy ra đen như mực. Mặc dù rất quý, nhưng phần đông những người sống ở các thành phố lớn không có nhiều hiểu biết về cây nhọ nồi. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ thông tin về 6 tác dụng của cây nhọ nồi để các bạn cùng tham khảo.

6 tác dụng của cây nhọ nồi

Qua nhiều năm nghiên cứu, kiểm nghiệm thực tế, các nhà khoa học đã đi đến kết luận về nhiều tác dụng đáng kể của cây nhọ nồi. Ở đây có 6 tác dụng chính và quan trọng nhất của cây nhọ nồi mà chúng tôi muốn giới thiệu.

  1. Dùng làm thuốc cầm máu:

Y học cổ truyền chứng minh cây nhọ nồi có vị chua ngọt, tính mát huyết, cầm máu. Đặc biệt, những ai thường xuyên bị chảy máu cam và bị những bệnh hay chảy máu như bệnh trĩ, chảy máu chân răng, chảy máu dày,…thì dùng cây nhọ nồi sẽ có kết quả rất tích cực.

  1. Điều trị bệnh dạ dày, hoành tá tràng:

Đau dạ dày nói chung cũng bao gồm các triệu chứng như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, hoại tử niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra, hoặc do việc lạm dụng các loại thuốc tây quá nhiều. Nếu kiên trì dùng cây nhọ nồi thì bệnh sẽ được thuyên giảm.

  1. Chữa sốt phát ban:

Việc sử dụng cây nhọ nồi để chữa sốt phát ban đã phổ biến từ thời xa xưa của ông cha ta, đặc biệt ở các vùng quê của Việt Nam. Lá nhọ nồi theo đông y thì có tính mát, giúp hạ nhiệt cơ thể, làm giảm sự nóng sốt và khó chịu, thanh nhiệt, làm cho cơ thể cân bằng nhiệt độ.

  1. Hỗ trợ điều trị viêm họng:

Nếu bị các triệu chứng của bệnh viêm họng như đau họng, khàn tiếng, sưng họng, nuốt và nói khó khăn, hãy tận dụng ngay những chiếc lá  nhọ nồi có sẵn trong tự nhiên để cải thiện tình hình, đem lại sức khỏe tốt nhất cho vùng họng, không lo sợ bị dị ứng hay tác dụng phụ của thuốc.

  1. Hạ sốt, rà lưỡi cho em bé:

Vì cây nhọ nồi rất lành tính nên có thể sử dụng rất tốt cho trẻ nhỏ. Trường hợp trẻ bị sốt, các mẹ thường dùng lá cây nhọ nồi giã nát hoặc xay nhuyễn rồi đắp lên trán của bé. Về tác dụng rà lưỡi, lá nhọ nồi có tính mát sẽ giúp bé không còn khó chịu, ngăn ngừa những căn bệnh thông thường, xảy ra với trẻ nhỏ. Có thể dùng kất hợp với mật ong và lá hẹ tươi để nâng cao hiệu quả.

  1. Giá trị làm đẹp:

Ngoài những giá trị về y học, cây nhọ nồi còn được biết đến khá phổ biến về vấn đề làm đẹp như: giúp trắng răng, làm đen tóc bạc. Nếu tìm hiểu chúng ta sẽ biết rằng từ ngày xưa, vua chúa và những mỹ nữ trong cung điện và cả những thường dân ở nước ta cũng đã biết tận dụng cây nhọ nồi cho những mục đích này. Ngày nay cây nhọ nồi được dùng để chế biến mỹ phẩm.

Công thức phổ biến để chế biến cây nhọ nồi thành những bài thuốc hữu hiệu

– Cầm máu cam: cành và lá cây nhọ nồi rửa sạch, giã nát và ép lấy nước uống, hoặc sắc lá khô uống nước. Có thể uống hằng ngày.

– Trị rong kinh ở phụ nữ: lá nhọ nồi rửa sạch ép lấy nước cốt uống hoặc kết hợp cây huyết dụ, trắc bá diệp để có kết quả cao nhất.

Cầm máu bệnh trĩ: cành, lá và rễ cây nhọ nồi rửa sạch, nhã nhuyễn hoặc xay để uống và đắp vào chỗ ra máu, sau 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

– Chữa bệnh tóc bạc sớm: lá nhọ nồi rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong, cô đặc lại lần nữa rồi cho vào lọ đậy kín, sau đó cho một ít rượu gạo hoặc nước đun sôi vào, uống ngày 2 lần.

– Hạ sốt: lá nhọ nồi rửa sạch, giã nát và ép lấy nước, cho người sốt uống mỗi lần khoảng 50ml, lấy bã nhọ nồi đắp lên trán, bẹn, nách (đối với trẻ nhỏ).

– Cầm máu dạ dày: kết hợp lá nhọ nồi với bạch cập, đại táo, cam thảo bỏ chung vào nồi, sắc lấy nước, uống ngày 1 thang chia làm 2 lần.

– Chữa mề đay: nhọ nồi, lá xương sông, lá khế, rau diếp cá, lá dưa chuột, lá nhàu và lá huyết dụ, giã chung với nhau. Sau đó lấy nước uống còn bã thì để đắp hoặc chà xát lên vùng bị mề đay.

Thành phần hóa học của cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi có thể sống trong một hay nhiều năm, mọc đứng hoặc bò, thân cây cao 30-40 cm, có màu lục hoặc đỏ tía, có lông khá cứng và xuất hiện những mấu trên thân. Đây là loại cỏ lành tính,mọc dại nhiều nơi trong dân gian, đặc biệt là những vùng quê miền Trung, Tây Nam Bộ.

Trong cây nhọ nồi có các thành phần chất như sau:

– Các glycosides triterpene và Saponins

– Các Flavonoids và

– Aldehyd loại terthienyl : Ecliptal ; L-terthienyl methanol; Wedelic acid.

– Sesquitepne lactone : Columbin.

– Các sterols như Sitosterol, Stigmasterol..

– Các axit hữu cơ như Ursolic acid, Oleanolic acid, Stearic acid, Lacceroic acid ; 3,4-dihydroxy benzoic acid; Protocateuic acid..

Những thành phần hóa học và dinh dưỡng này giúp cho cây nhọ nồi có được các tác dụng chữa bệnh và làm đẹp, cần thiết cho con người chúng ta và chúng được sử dụng để điều chế nhiều loại mỹ phẩm, thuốc uống hay thực phẩm chức năng có giá trị lớn mà đông đảo người dân tin dùng.

Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi mọc nhiều ở đất nước ta, đôi khi có thể bị nhầm lẫn với những  loại cây cỏ có hình thức bên ngoài tương tự, và chúng có thể có độc tố, do đó khi sử dụng cần tìm hiểu kĩ và chắc chắn đó chính là  cây nhọ nồi, phòng những rủi ro đáng tiếc.

Nếu đang có những căn bệnh khác trong người thì tốt nhất bạn nên hỏi qua sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng cây nhọ nồi cho đúng liều lượng và kết hợp đúng đắn với những loại thuốc hay cây, lá khác để có được kết quả như ý và đảm bảo an toàn.

Sử dụng cây nhọ nồi cần thiết là phải rửa sạch trước khi tiến hành bất kỳ công thức chữa bệnh nào. Bởi vì cây này mọc hoang và có thể không đảm bảo vệ sinh, đôi khi gây ngộ độc và dị ứng là điều không ai mong muốn, cần phải hết sức chú ý.

Hi vọng qua bài viết trên đây, chúng ta có thể hình dung rõ hơn về 6 tác dụng của cây nhọ nồi và áp dụng thành công cho mình hoặc người thân. Khi ứng dụng được hiệu quả của cây nhọ nồi, chúng ta có thể  chia sẻ với cộng đồng để cùng nâng cao sức khỏe với thức cây giản dị, ít tốn kém này.

Bên cạnh đó, bạn có thể xem thêm một số tác dụng của các loại cây khác như: