9 tác dụng của cây phèn đen

Theo y học cổ truyền rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá phèn đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu… Chính vì vậy, loại cây này được coi là một trong những vị thuốc vô cùng hữu ích, khi sử dụng trong những trường hợp điều trị bệnh lý mà chúng ta thường hay mắc phải. Dưới đây là 9 tác dụng cụ thể mà cây phèn đen mang lại khi sử dụng. Hãy cùng cayvala.com đi tìm hiểu nhé

1. Chữa đại tiện phân lỏng do nhiệt

Vì có tính mát nên lá phèn đen khi hấp thu vào cơ thể sẽ làm dịu vấn đề nóng trong người khiến chúng ta đại tiện phân lỏng. Ngoài ra bài thuốc này còn giúp giảm đau bụng rất hiệu quả.

Công thức: Phèn đen ngọn có lá 40g, đậu đen sao vàng 40g, tất cả cho vào nồi, đổ 800ml nước đun sôi kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền trong vòng 3 – 5 ngày.

2. Chảy máu nướu răng

Lá phèn đen phơi khô, rửa sạch ngậm từ 7 – 10 phút, ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày thì nướu răng sẽ không còn chảy máu nữa.

Kinh nghiệm này được những người ở vùng nông thôn áp dụng và rất phổ biến, nhiều bài thuốc chữa máu nướu răng cũng dùng tinh chất lá phèn đen làm nguyên liệu chính.

3. Hỗ trợ chữa bệnh trĩ (giai  đoạn 1)

Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sau đó cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước.

Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 – 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5 – 10 ngày.

Ngoài lá phèn đen thì có những bài thuốc dân gian vô cùng hiệu nghiệm trong việc chữa bệnh trĩ như là lá rau diếp, rau đắng,… Chỉ cần ăn hoặc xay các loại rau này để uống hằng ngày thì đảm bảo là trong 1 tuần bệnh trĩ dù nặng đến đâu cũng lập tức “hô biến”.

4. Chữa lỵ:

Rễ phèn đen 20g sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu 20g sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị là từ 3 – 7 ngày.

5. Chữa mụn nhọt mới phát

Lá phèn đen tươi, củ chuối tiêu; giã nát đắp chỗ đau, ngày 1 lần. Để cho an toàn thì nên vệ sinh vùng da trước khi đắp thuốc, và rửa lại cẩn thận sau khi dùng. Mụn nhọt trên da rất dễ bị lở loét và viêm nhiễm lan rộng, vì thế cần đảm bảo khâu vệ sinh.

6. Trị gai cột sống

Cây phèn đen là một trong những cây thuốc nam được khoa học chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc chữa đau xương khớp, thoái hóa cột sống hiệu quả. Sự kết hợp giữa cây phèn đen và những cây thuốc khác sẽ gia tăng hiệu quả chữa bệnh xương khớp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Phèn đen khô 30g, lá lốt: 30g, Lá bưởi bung: 20g, cỏ xước: 20g và rễ gấc: 10g.

Hướng dẫn thực hiện: Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu. Sau đó, tiến hành sao vàng lá bưởi bung, lá lốt, cỏ xước và rễ gấc. Tiếp theo, cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi sắc thuốc, đổ ngập nước, khoảng 1,5-2 lít nước. Thực hiện đun nhỏ lửa trong khoảng 2h đồng hồ để các vị thuốc tiết hết ra nước.

Cách sử dụng: Chia số thuốc thành 3 phần bằng nhau, uống vào sau bữa ăn khoảng 30 phút để dễ hấp thụ và tránh bị say.

7. Nếu như bị ngã hoặc sưng đau do va đập

Sử dụng 30g lá phèn đen, giã nát sau đó đắp vào vết thương trong khoảng 30 phút. Chỗ sưng đau sẽ giảm dần và hết hẳn, không để lại biến chứng.

Thực hiện liên tục trong khoảng 3 ngày để thấy được hiệu quả.

8. Điều trị rắn độc cắn:

Người dân đã biết tận dụng hiệu quả giải độc này của cây phèn đen từ rất lâu đơi. Cây phèn đen có tính sát khuẩn cao nên người ta thường dùng lá tươi nhai đắp vào vết rắn cắn để tiêu độc. Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng bị thương để tránh nhiễm trùng.

9. Điều trị suy thận, thận hư

Những người bị suy giảm chức năng thận có thể dùng công thức sau: cây quýt gai 20g, cây phèn đen 20g, cây mực 20g, cây nổ 20g, cây muối 20g sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 700-800ml chia ra uống trong ngày. >>tham khảo thêm tác dụng của cây tại đây >>

6 tác dụng của cây nhọ nồi 
11 tác dụng của cây lạc tiên
11 tác dụng của cây măng tây
8 tác dụng của cây ngũ gia bì 

Cần lưu ý khi dùng cây phèn đen

Nếu chưa hiểu rõ về cây phèn đen, nhiều người sẽ nhầm lẫn với cây phèn trắng hoặc những loại cây mọc hoang dại khác. Điều đó gây ra hậu quả khôn lường nếu chúng ta dùng cây để uống với mục đích chữa bệnh.

Cây phèn đen thường ra hoa vào tháng 8 – 10 hằng năm. Cây thường mọc ở ven rừng hoang, các khu vực bờ bụi, ven đường, có khi chúng được trồng làm hàng rào. Nên nhớ và nắm kĩ những đặc điểm bên ngoài của cây phèn đen để phân biệt, tránh sai sót.

Để sử dụng cây hoặc lá phèn đen chữa bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và sự chỉ định chuyên khoa. Không nên tự ý dùng mà không có bất kì sự thăm khám chuyên môn nào, vì như thế dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Các tác dụng phụ khi uống thuốc cây phèn đen có thể kể như: dị ứng nổi mề đay, nổi ban, đỏ và sưng các vùng da, người sốt, ra mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn, nhức đầu choáng váng,…

Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì ngưng uống thuốc và đi khám ngay để được xử lý kịp thời.