5 tác dụng của cây vông

Theo Đông y, cây vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng…

Trong đông y cây vông là một trong những vị thuốc nam có khá là nhiều công dụng và được các thầy bốc thuốc nam lựa chọn để trị nhiều chứng bệnh. Lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình có những tác dụng thiết thực đối với cơ thể người. Hiện nay có khá nhiều người chưa biết công dụng thật sự của lá vong thì với bài việc lần này cayvala.com sẽ mang đến cho bạn khiến thức về những tác dụng của cây vông đối với đời sống của chúng ta là như thế nào nhé.

Vậy cây lá vông là cây gì?

Cây vông còn được gọi là cây Hải đồng bì hay Thích đồng bì. Tên khoa học là Erythrina oricntalis, là cây thuộc họ cánh bướm papilionaceae. Cây vông hay được biết với tên gọi mà một số vùng miền hay thường dùng đó là cây thích đồng bì hay hải đồng bì. Ngoài ra các nhà khoa học thế giới cũng đặt tên khoa học cho cây vông với tên gọi Erythrina oricntalis thuộc họ cánh bướm papilionaceae. Trong đời sống cây vông thường được làm hàng rào và làm cảnh, ngoài ra dân gian hay dùng lá gói nem.

Cây vông thuộc loại cây có thân gỗ thông thường một cây vông trưởng thành có chiều cao khoảng từ 10 đến 20m, trên thân cây vông có một số gai ngắn, lá vông thường mọc so le xung quanh thân cây. Lá là thuộc loại lá kép có 3 lá chét hình trứng. Hoa của cây vông nem mọc thành chum, có mầu đỏ thẫm. cây vông có thể mọc hoang hoặc được trồng ở rất nhiều nơi trên các tỉnh và thành phố.

Trên cây vông nem hai bộ phận chính có thể dùng làm thuốc đó chính là: lá và vỏ cây. Lá và vỏ cây nên thu hái vào tháng tư hoặc tháng 5 lúc này thời tiết thường khô ráo, hái lấy lá bánh tẻ, bỏ cuống đem phơi nắng trong thời gian ngắn rồi phơi khô trong bóng râm. Vì nếu phơi nắng lâu sẽ làm mất dược chất trong lá. Với vỏ cây ta bóc tách cả vỏ có gai rồi cắt thành từng mảnh phơi khô để dùng dần.

5 tác dụng của cây vông

Theo nghiên cứu của y học cổ truyền Việt Nam thì cây vông có vị hơi chát, tính bình, có vị đắng nhẹ. Tác dụng của lá vông là ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, thường được sử dụng để an thần, giảm tình trạng huyết áp cao, ông bà ta lợi dụng đặc điểm này để trị chứng mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra các lá vông còn có tác dụng tiêu ích, trừ phong thấp và sát trùng. Tuy nhiên cũng có một số những tác dụng khác của cây vông mà có thể bạn chưa biết. Vậy thì ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm qua những công dụng của cây vông trong cuộc sống thường nhật nhé:

1. Tác dụng của cây vông giúp chữa khỏi chứng mất ngủ

Ngày nay, do sự phát triển của xã hội cũng đòi hỏi con người phải hoạt động trí não liên tục và còn phải đối mặt với những áp lực của công việc, cuộc sống khiến chúng ta mệt mỏi và dễ dẫn đến chứng mất ngủ. Nếu việc giấc ngủ không được ngon dẫn đến mất ngủ xảy ra với tần xuất cao và thường xuyên và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đồng nghĩa với việc chúng ta đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ, cần chú ý cải thiện kịp thời để đưa cơ thể về nhịp sinh học. Bởi vì dài lâu, chất lượng giấc ngủ giảm sút chính là nguyên nhân “kéo tụt” năng lượng cơ thể, đời sống tinh thần và sức khỏe toàn thân. Vì thế mà bạn cần chữa trị sớm để nâng cao chất lượng cuộc sống

Nếu bạn đang mắc phải chứng mất ngủ thì cây vông sẽ giúp bạn cải thiện được giấc ngủ một cách rõ rệt. cây vông là một loài cây mọc hoang và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ở những vùng nông thôn của nước Việt Nma. Như chúng tôi giới thiệu bên trên thì cây vông có vị đắng nhạ, hơi chát, tính bình là thảo dược có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao. Trong Đông Y, lá vông được dùng nhiều trong các bà thuốc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh. Bài thuốc như sau: Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm bài thuốc của lá vông như sau để chữa khỏi chứng bệnh mất ngủ của bạn cho 16 gam lá vông phơi khô cùng 10 gam táo nhân (là nhân bên trong hạt táo chua đem sao đen lên) cùng 5 gam tim sen (sao thơm không được sao đen). Cho tất cả vào bình sứ giữ nhiệt hãm với 1 lít nước đun sôi, nóng già. Khi nước nguội có thể cho thêm 1 đến 2 bông hoa nhài tươi.

2. Tác dụng của cây vông giúp chữa khỏi bệnh trĩ

Không chỉ có tác dụng an thần như bên trên Cayvala.com giới thiệu mà đối với cây vông còn có tác dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh trĩ. Sử dụng là vông trong chữa trị căn bệnh trĩ sẽ giúp tiêu tiêu viêm, giảm sưng nên có thể giúp các búi trĩ tiêu dần. Có thể áp dụng phương pháp lá vông chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá vông (hơ nóng) vào hậu môn có thể làm co thắt hậu môn, làm co búi trĩ. Nếu búi trĩ nhỏ, mới mắc bệnh, có thể khỏi bệnh sau khi đắp vài tuần, vài tháng.

Để thực hiện việc chữa trị bệnh trĩ bằng lá vông thì bạn nên chuẩn bị 7 – 9 lá (Không nên dùng lá non quá hoặc lá già quá, không dùng lá có bệnh như các lá có đốm trắng, các lá có phần bị khô …), dấm thanh từ 30 – 40 ml. Sau khi xong công đoạn chuẩn bị thì các bạn mang cây vông đi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, sau đó ngâm trong nước muối nhạt khoảng độ 3 phút, vớt ra để ráo nước, giã nhuyễn. Giấm thanh đun sôi để nguội.

Sau đó cho lượng dấm thanh vừa phải vào lá vông nem đã giã nhuyễn sao cho không nên khô quá mà cũng không nên ướt quá. Trước khi đắp thuốc bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn của mình. Sau đó dùng thuốc đắp vào búi trĩ, dùng băng gạc băng lại. Thời gian đắp từ 3 – 4 tiếng, ngày đắp 3 lần, đắp liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian đắp thuốc bệnh nhân cần nằm nghỉ tại chỗ, hạn chế việc đi lại.

Phương pháp sử dụng lá vông trong điều trị bệnh trĩ chỉ áp dụng cho bệnh nhân khá hiệu quả với những người bị bệnh trĩ giai đoạn đầu (thường là ở cấp độ 1 và 2) và không bị mắc các chứng khác, có sức khỏe tốt, màu sắc bút trĩ tươi nhuận, độ dài búi trĩ ra ngoài từ 1 – 2 cm. Khi chẩn mạch các bộ mạch bình thường. Có khoảng 85% số bệnh nhân chữa bệnh bằng phương pháp này cho hiệu quả tích cực, không cần đến sự can thiệp của thuốc Tây. >> xem thêm >> Diếp cá có tác dụng gì? nấu nước uống tốt không?

3. Tác dụng của cây vông giúp chữa chứDiếp cá có tác dụng gì? nấu nước uống tốt không?ng sa dạ con

Sa dạ con hay còn gọi là sa tử cung là tình trạng tử cung bị rơi xuống dưới khung chậu nhỏ, trường hợp nặng có thể thò ra bên ngoài âm đạo. Sa dạ con thuộc chứng âm đỉnh, âm thoát, âm trĩ trong đông y. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sa dạ con như do sinh nở, do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu… Và chúng ta hoàn toàn có thể chữa sa dạ con bằng cây vông đơn giản tại nhà

Thể khí hư: Thường xảy ra với những phụ nữ gầy yếu, sinh đẻ nhiều lần, khi đẻ rặn quá sức hoặc sau khi đẻ lao động nặng, táo bón. Người bệnh có cảm giác tức vùng bụng dưới, cửa mình, đi tiểu nhiều, nước tiểu trắng, ra nhiều khí hư trắng loãng, người mệt mỏi, đoản hơi, nếu làm việc nặng dạ con càng sa nhiều hơn, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng. Phương pháp chữa là bổ khí, thăng đề (làm dạ con co lên). Dùng bài: bạch đồng nữ 30g, củ dứa dại 12g, lá bạc sau 20g, lá vông 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, uống nóng sau khi ăn khoảng 2 giờ. Uống liên tục đến khi dạ con co lên.

4. Tác dụng của cây vông giúp chữa bệnh đau nhức xương khớp do phong thấp

Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.

Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay… một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây vông rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp do phong thấp giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp do phong thấp. Vỏ cây vông nem, vỏ chân chim, kê huyết đắng, phong kỷ, ý dĩ sao, ngưu tất, mỗi vị 5g, sắc uống ngày 3 lần. Uống khoảng 10 ngày hoặc Vỏ vông nem, ngũ gia bì, kê huyết đằng, phòng kỷ, cỏ xước, ý dĩ nhân mỗi vị 15g, sắc uống.

5. Tác dụng của cây vông giúp chữa rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt có thể sảy ra ở mọi độ tuổi ở nữ giới, gây ra cho chị em không ít những rắc rối. Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện khi chu kì kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt ra ít hay ra nhiều hơn thường lệ…

Trong cuộc sống có không ít những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ rối loạn kinh nguyệt ở chị em không chỉ khiến cho sinh hoạt hàng ngày trở nên bất tiện mà còn gây mệt mỏi, xanh xao, gầy yếu, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm. Nếu rối loạn kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa gây ra, nó sẽ tác động không nhỏ tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng nếu không sớm được điều trị. Vì thế mà việc điều trị việc kinh nguyệt không đều cần phải chững trị dứt điểm

Bên cạnh việc điều chỉnh các thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của bản thân, chị em phụ nữ cũng có thể tìm hiểu và sử dụng những phương thuốc Đông y để bồi bổ cơ thể, giảm đau bụng và bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho bản thân. Một trong những bài thuốc dân gian từ lá vông có thể giúp điều trị kinh nguyệt không đều mà có thể bạn quan tâm: Lấy 15g hoa vông, sắc lấy nước thuốc uống hàng ngày, mỗi liệu trình điều trị kéo dài 7 -10 ngày, các triệu chứng kinh nguyệt không đều, dong kinh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. click xem thêm những tác dụng của cây và lá khác

 ✔ 7 tác dụng của cây lá cách

 ✔ 10 tác dụng của cây mía thuốc

 ✔ 6 tác dụng của cây nhàu

 ✔ 4 tác dụng của cây nha đam với da mặt

Những lưu ý trong việc sử dụng lá vông trong điều trị bệnh

  • Người viêm khớp có sưng, nóng, đỏ, đau không dùng.
  • Người huyết áp cao và trẻ em hay đổ mồ hôi trộm không nên dùng
  • Lá Vông nem giúp dễ ngủ vì có thành phần gây ức chế thần kinh trung ương, do đó nếu dùng lá vông chữa mất ngủ trong thời gian dài dễ bị nhờn thuốc.
  • Nguyên nhân chính gây nên mất ngủ là ngũ tạng ( tâm, tỳ, can, thận, phế ) không cân bằng hoặc bị tổn thương lâu ngày. Lá vông nem chỉ là một vị thuốc có tác dụng vào hai kinh là can và thận nên những trường hợp mất ngủ do tạng khác thì lá vông nem không có tác dụng.
  • Khi phơi khô lá vông nem cần chú ý phơi nắng cho lá héo trong thời gian ngắn, sau đó phải phơi khô trong bóng râm nếu không sẽ làm mất hoạt chất của thuốc.

Hi vọng với một số kiến thức về tác dụng của cây vông mà chúng tôi giới thiệu bên trên đã có thể cho bạn cái nhìn tổng quát về công dụng của nó để từ đó áp dụng vào đời sống hằng ngày.