4 tác dụng của cây hồng ngọc

Cây hồng ngọc, hay còn gọi là cây hoàn ngọc, minh điền, là một loài thực vật có hoa, thuộc họ Mua, xuất xứ từ Philipin và là loài cây đặc hữu của đất nước này. Ở Việt Nam, cây hồng ngọc cũng được xem là thần dược với những thông tin lan truyền trong dân gian về tác dụng thổi bay được nhiều bệnh. Vậy sự thật có đúng vậy không? Qua bài viết tác dụng của cây hồng ngọc dưới đây, cayvala.com sẽ làm rõ hơn về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo để bổ sung thêm vào vốn kiến thức về các loài thảo dược thiên nhiên ban tặng.

Cây hồng ngọc là gì? tìm hiểu đặc điểm của cây hồng ngọc

Cây hồng ngọc sống ở độ cao 700 – 1000m, nên thường được tìm thấy ở các vùng núi, cũng khá phổ biến ở nước ta. Ngày nay người ta còn đem hồng ngọc về trồng gần nhà để dùng cho các mục đích khác nhau trong đời sống.

Cây được biết đến như một loại trang trí, làm đẹp trong vườn, sân nhà và một số quan niệm về phong thủy và được sử dụng ngày càng nhiều. có 2 loại hồng ngọc được phân loại theo màu sắc là hồng ngọc đỏ và hồng ngọc trắng.

Cây hồng ngọc sống dạng bụi, mấy năm gần đây được người dân các tỉnh vùng núi phái Bắc trồng và phát triển nhiều, như tỉnh Thái Dương, Lạng Sơn, Hà Nội, Hưng Yên,… và một số tỉnh thành miền Trung.

Chiều cao của cây hồng ngọc vào khoảng 1 đến 2m, thân khá nhỏ và không cứng cáp. Cây có nhiều hoa nhỏ li ti mọc thành dạng chùm, có màu tím nhạt, dạng chùy, cụm hoa dài khoảng 25cm. Quả hồng ngọc có đường kính khoảng 7 mm, có màu hồng và đậm dần đến tím khi về già.

Trong thành phần của cây hồng ngọc có hàm lượng cao các chất khoáng và dưỡng chất, acid amine có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nếu biết cách sử dụng qua quá trình chế biến khoa học.

Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các tác dụng thật sự của cây hồng ngọc.

4 tác dụng của cây hồng ngọc

Nhiều người cho rằng hồng ngọc là loại thần dược quý hiếm có thể trị được bá bệnh dù nặng hay nhẹ, thậm chí là suy thận hay xơ gan nặng hay chữa trị dập xương, chấn thương sọ não,…

Tuy nhiên đó chỉ là lời đồn đoán không có nhiều căn cứ khoa học xác thực. Giá trị thực chất của cây hồng ngọc không đến mức được tung hô và lan truyền ở độ “thần tiên” như vậy. Chúng ta cần hiểu rằng, công dụng của cây này chủ yếu thuộc về kháng u, kháng khuẩn, kháng nấm nên được sử dụng để bào chế thuốc để điều trị những bệnh hay vấn đề liên quan đến những tác nhân gây bệnh đó.

  1. Chữa lở loét do vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm:

Cây hồng ngọc theo tây y và đông y đều có chức năng cải thiện tình hình viêm loét ngoài da và các vấn đề trầy xước, chảy máu, nhiễm khuẩn,…

Chỉ cần lấy lá hồng ngọc tươi, rửa sạch rồi giã chung với ít muối trắng tùy theo tình hình vết thương, sau đó đắp lên vết thương đã được vệ sinh sạch sẽ (nếu vết thương chưa được vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và làm gia tăng viêm nhiễm ngoài ý muốn). Tham khảo thêm thông tin mỗi ngày tại moingay.org

Sau khi dùng cách này, các vết sưng và mủ lở sẽ được tiêu diệt, vết thương liền da sau khoảng 1 tuần điều trị.

  1. Tác dụng cầm máu:

Những người bị xuất huyết đường tiêu hóa, chấn thương chảy máu, bị máu bầm do tai nạn, va chạm mạnh,… có thể đắp lá hồng ngọc giã nhuyễn lên da để điều trị và giúp lưu thông máu huyết, cải thiện tình trạng mất máu, xây xẩm, nhức đầu.

Tác dụng cầm máu cũng được áp dụng trong việc điều trị bệnh trĩ ở mức độ chảy máu hậu môn hoặc ho ra máu ở những người cảm thương hàn, bệnh phổi.

Có thể nhai sống lá hồng ngọc đã rửa sạch với một ít muối trắng hoặc dùng lá sấy khô sắc thuốc uống theo thang cho các trường hợp trên đều hiệu quả. Mỗi lần lấy khoảng 7 lá, dùng mỗi lần sẽ thấy hiệu quả cho đến khi hết bệnh.

  1. Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa và các vấn đề đường ruột, dạ dày:

Với các vấn đề về hệ tiêu hóa, bệnh nhân nên dùng lá hồng ngọc tươi nhai sống trước các bữa ăn lúc còn đói bụng, đặc biệt tác dụng nếu dùng vào buổi sáng khi vừa thức dậy.

Mỗi ngày nhai khoảng 20 lá, chia đều thành 4 – 5 lần và uống nhiều nước để đẩy mạnh quá trình tác dụng của lá hồng ngọc.

Trong trường hợp bệnh càng nặng thêm thì có thể do cơ địa của bệnh nhân bị phản ứng với thành phần hóa học trong cây, hãy ngưng việc sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

  1. Bổ trợ sức khỏe, tăng cường chức năng gan:

Cây hồng ngọc có thể hỗ trợ điều trị viêm gan nhẹ, xơ gan cổ trướng giai đoạn đơn giản bằng cách giã nát lá rồi vắt lấy nước uống. Dùng kiên trì trong vòng 20 ngày bạn sẽ thấy kết quả phát huy, bệnh tình thuyên giảm. Để tối đa hiệu quả, hãy kết hợp đơn thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Chức năng này của cây hồng ngọc được tận dụng để bào chế phương thuốc phòng ngừa xơ gan, hõ trợ điều trị các vấn đề đơn giản và ban đầu của gan, cũng như phòng ngừa biến chứng khi còn có thể. Nhiều người lầm tưởng rằng cây này có thể điều trị các bệnh liên quan đến gan dù nặng, tuy nhiên cần nhớ rằng nó chỉ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ và tăng cường sức khỏe mà thôi. >> mời bạn xem tiếp những tác dụng của các loại cây khác ở đây >>

Tác dụng của cây khổ qua rừng
Tác dụng của cây hương bài 
Tác dụng của cây gối hạc
Tác dụng của cây gai mắc cỡ

* Một số tác dụng khác của cây hồng ngọc:

Ngoài những tác dụng chính kể trên, người ta còn dùng lá hồng ngọc giã nhuyễn, vắt nước uống để điều trị các vấn đề về hệ bài tiết như tiểu rắt, tiểu buối, tiểu ra máu. Bên cạnh đó, mỗi ngày nhai sống lá hồng ngọc khoảng 3 lần, mỗi lần 7 lá thì có thể hỗ trợ chức năng thận, trị cơn đau do thận hư.

Chữa lị, đi cầu lỏng ở người lớn thì dùng lá hồng ngọc giã nát trong khoảng 3 ngày sẽ khỏi. Kết hợp với lá mơ thì sẽ có bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt,…

Một số lưu ý về việc dùng hồng ngọc để chữa bệnh

Điều quan trọng là bạn nên chú ý những thông tin quá đà trong việc tung hô “đẳng cấp” chữa bá bệnh của cây hồng ngọc, tiếp nhận kiến thức một cách cẩn thận và khoa học, nên tuân thủ lời hướng dẫn của bác sĩ và dùng các  sản phẩm được chứng nhận chuyên nghiệp, an toàn.

Trong lúc dùng lá hồng ngọc trong phương thuốc chữa bệnh hằng ngày, hãy đảm bảo vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm để ngăn chặn những rủi ro đáng tiếc.

Hi vọng với những thông tin về 4 tác dụng của cây hồng ngọc trên đây, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn và chính xác nhất về một loại thảo dược, biết cách sử dụng nó một cách an toàn, không lạm dụng.