5 tác dụng của cây lá lốt

Đây là một loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày. Cây lá lốt tên khoa học là Piper lolot C. DC thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Lá lốt chính là bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh rất hiệu quả, có vị thơm nên rất dễ ăn. Có thể xem đây là một bài thuốc quý đối với sức khỏe, hãy cùng cayvala.com tìm hiểu 8 tác dụng của cây lá lốt trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm của cây lá lốt

  • Là loại cây mọc ở nơi ẩm ướt trung du, miền núi.
  • Trong lá lốt có tinh dầu.
  • Thân cành có phủ ít lông và phồng lên ở các mấu.
  • Rễ, thân làm vị thuốc, lá dùng như một loại rau ăn.
  • Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
  • Khi còn non mọc thẳng, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất.
  • Lá có hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ.
  • Hoa tạo thành các cụm ở nách lá.
  • Quả chứa một hạt.
  • Được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ kênh.
  • Lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ẩm.

5 tác dụng của lá lốt

  1. Điều trị đau nhức xương khớp:

Người hay bị nhức các khớp xương khi trái gió trở trời nên sử dụng loại thuốc này vừa nhẹ giá tiền, vừa không tốn thời gian mà hiệu quả lại cao. Các bạn thử áp dụng để xem hết quả nhé. Cần chuẩn bị 5-10g lá lốt phơi khô (15-30 g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, uống liên tục trong 7 ngày để có hiệu quả.

  1. Điều trị đổ mồ hôi tay chân:

Trường hợp đổ mồ hôi tay chân xuất hiện rất nhiều người đang trưởng thành, làm ảnh hưởng đến việc học tập, công việc, mất tự tin khi giao tiếp… nhưng điều đó không quan trọng, nếu bạn kiên trì sử dụng bài thuốc cổ truyền này trong vòng 2 tuần thì trình trạng đổ mồ hôi tay chân của bạn sẽ được cải thiện. Cách sử dụng  lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

  1. Chữa khỏi bệnh tổ đĩa ở bàn tay:

Nếu cơ thể bạn đang mắc căn bệnh này thì nên áp dụng  loại thuốc này, thay cho việc uống các loại thuốc có trên thị trường hiện nay vừa tốn kém mà hiệu quả lại không cao, chuẩn bị 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục trong 5 – 7 ngày.

  1. Chữa mụt nhọt:

Cơ địa bạn hay nổi mụt nhọt khi thời tiết thay đổi, do sử dụng nhiều loại thức ăn nóng thường xuyên… là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mụt nhọt. Làm cho ta cảm thấy khó chịu khi cử động, nếu thế các bạn nên sử dụng lá lốt hết hợp với lá chanh lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

  1. Điều trị tiêu chảy:

Do ăn uống bị ngộ độc, tiêu chảy không rõ nguyên nhân đều có thể sử dụng lá lốt để điều trị.  Sử dụng 20 g lá lốt hết hợp với 10 g củ riềng đem hai thứ này sắc lấy nước uống ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần cách 60 phút.

  1. Điều trị cảm:

Người có sức đề kháng yếu hay bị cảm thì nên sử dụng bài thuốc từ cây lá lót này để sớm khỏe lại, cần chuẩn bị một một nắm 20 lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2gr gừng thái lát mỏng, gia vị nêm. Nấu sôi với 150ml nước, sau 15 phút nhấc xuống, bỏ vào 1 quả trứng gà, khuấy đều. Ăn xong, lau mồ hôi sẽ khỏe, trong hai ngày điều trị.

  1. Chữa chứng phù thũng do thận:

Nếu bị trường hợp này, sử dụng lá lót là các tốt nhất mà hiệu quả lại cao.Người chữa phù thũng do thận cần 20 g lá lốt, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g, đem đi rữa sạch sau đó sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống  sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3 – 5 ngày.

  1. Điều trị sưng, tê:

Cần sử dụng lá lốt chưng nóng đắp vào nơi đau sẽ khỏi, chuẩn bị lá lót 20 g, ngải cứu sử dụng sản phẩn tươi đem rửa sạch, giã nát thêm vào chút giấm sau đó chưng nóng đem ra sử dụng. Ngày làm 2 lần áp dụng trong vòng 2 tuần.

Những điều cần lưu ý khi dùng cây lá lốt

  • Không được sử dụng sản phẩm đã có dấu hiệu hư hỏng.
  • Để xa tầm tay nhỏ khi mới chế biến.
  • Có thể phơi khô để sử dụng lâu hơn.

Cách bảo quản nước lá lót:

  • Không để loại cây lá lốt đã chế biến ở những nơi dơ bẩn.
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào nước.

Xem thêm tác dụng của các loại cây, củ, quả, lá bên dưới nhé.

Uống nước đậu đỏ rang có tác dụng gì?
Uông nước lá mơ có tác dụng gì? 
Uống nước đậu đen rang có tác dụng gì? 
Uống nước đậu đen xanh lòng có tác dụng gì?