8 Tác dụng của cây phật thủ

Cây phật thủ là loài cây rất quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Quả phật thủ thường được xuất hiện trang trọng trong mâm ngũ quả vào ngày tết ở  các ban thờ của rất nhiều gia đình người Việt. Bên cạnh đó phật thủ còn có rất nhiều tác dụng trong y học. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết những tác dụng ấy. Để giúp chúng ta hiểu rõ về những tác dụng của cây phật thủ. Chủ đề của bài viết hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu về “8 tác dụng của cây phật thủ”.

  1. Giới thiệu chung về cây Phật thủ

Cây phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var. Sarcodactylus, là giống cây ăn quả thuộc họ Cam.

Cây phật thủ là loài cây bản địa được trồng nhiều Trung Quốc và Nhật Bản. ở Việt Nam cây được trồng rải rác ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, dùng để lấy quả hoặc trồng để làm cây cảnh.

Đặc điểm hình dạng: Phật thủ là cây thân gỗ nhỏ được trồng để lấy quả. Cây phật thủ cao từ 2 – 4m, thường ra hoa vào cuối mùa hạ và có quả vào mùa đông. Lá phật thủ hình ovan, mọc so le nhau, mép lá có răng cưa. Hoa phật thủ ra từng chùm có màu trắng, có mùi thơm. Quả phật thủ có hình dáng rất đặc biệt như nhiều ngón tay chụm lại. Quả phật thủ khi nhỏ có màu xanh, và khi chín chuyển sang màu vàng chanh, có mùi thơm dịu nhẹ, hương thơm giữ rất lâu. Bên trong quả không có ruột và không có nước. Phần lõi của quả xốp gần giống với phần cùi của quả bưởi và không có vị đắng.

Thành phần hóa học: Trong quả phật thủ có chứa tinh dầu và một flavonoid, gọi là hesperidin. Vỏ quả chứa tinh dầu, limettin, diosmin và hesperidi và một số thành phần khác.

Công dụng: phật thủ có vị cay, chua và đắng, tính ấm nên còn được dùng trong nhiều bài thuốc để điều trị một số bệnh thông thường như: Đầy bụng, chán ăn, ho dai dẳng.

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về cây phật tử cùng những tác dụng của cây, chúng ta cùng tìm hiểu 8 tác dụng của cây phật thủ.

Tác dụng của cây phật thủ

Quả phật thủ thường được dùng để làm nguyên liệu trong chế biến nhiều món như: Làm mứt, nấu chè, nấu cháo… Phật thủ còn là vị thuốc quý trong rất nhiều bài thuốc đông y. Một số tác dụng tiêu biểu như:

  1. Điều trị bệnh viêm gan do truyền nhiễm

Gan là bộ phận giúp loại bỏ những độc tố có hại ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy khi gan bị viêm nhiễm sẽ dễ rất đến cơ thể suy yếu, rất dễ mắc nhiều chứng bệnh khác. Để điều trị bệnh viêm gan do truyền nhiễm có thể áp dụng bài thuốc từ quả phật thủ. Lấy 9g phật thủ khô, cỏ bồng (bại tương thảo) mỗi tuổi lấy 1g,trên 10 tuổi thì cứ thêm 2 tuổi tăng 1g. Dùng hỗn hợp phật thủ và cỏ bồng thêm nước, sắc thành nước uống. Cho thêm đường vào, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi liệu trình là 10 ngày.

Bài thuốc trên đã được một bệnh viện ở trung quốc thử nghiệm trên các bệnh nhân và cho kết quả rất cao.

2.Điều trị ho có đờm, viêm phế quản mãn tính

Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên rất nhiều người mắc chứng bệnh về đường hô hấp như: ho có đờm, ho gió, viêm phế quản mãn tính… Ho tuy không có nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người bệnh. Để điều trị các bệnh ho có đờm, viêm phế quản mãn tính theo dân gian chữa bằng bài thuốc đông y từ phật thủ như sau:

Sử dụng 6g phật thủ khô, bán hạ chế gừng (tức là tẩm nước gừng sau đó sao vàng) dùng để sắc nước uống, khi uống pha thêm chút đường cho đỡ đắng. Sẽ giúp điều trị những cơn ho, tiêu đờm bồi bổ phế quản cho người bệnh.

  1. Điều trị đau dạ dày do lạnh

Để điều trị chứng đau dạ dày do lạnh bụng sử dụng 15g phật thủ khô kết hợp cùng với 30g gạo tẻ đem sao vàng. Dùng những nguyên liệu trên đem sắc thành nước uống. Nên sử dụng ngày 3 lần sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

  1. Điều trị đau bụng do tỳ vị hư hàn

Phật thủ còn là vị thuốc rất hữu hiệu trong điều trị các chứng đau bụng do tỳ vị hư hàn, do lạnh bụng. Bài thuốc đó sử dụng 100g phật thủ tươi (nếu phật thủ khô thì lấy 40g) đem thái thành từng miếng nhỏ ngâm với 1 lít rượu trắng trong vòng 15 ngày. Mỗi gia đình nên có một chai phật thủ ngâm rượu để dùng phòng những cơn đau khi bị lạnh bụng. Dùng rượu ngâm phật thủ uống mỗi lần từ 10 – 15ml, ngày 2 lần.

  1. Phật thủ giúp giải rượu

Để giúp giải rượu và hạn chế được những độc tố do rượu mang lại vào cơ thể. Có thể tham khảo bài thuốc đông y sau: dùng 30g phật thủ tươi đun lên làm nước uống. Sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn và hóa giải được những độc tố do men rượu mang lại.

  1. Điều trị các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu sẽ dẫn đến một số triệu trứng như bụng đầy hơi, đau tức thì có thể áp dụng bài thuốc sau:

Dùng 12 – 15g phật thủ tươi (nếu dùng khô thì lấy 6g), thái nhỏ đem hãm với nước sôi như trà. Dùng để uống trực tiếp thay trà ngày 1 – 2 lần sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh về rối loạn tiêu hóa. Chè phật thủ còn được dùng để điều trị đối với các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, những người bị co thắt tâm vị, nôn ói…

  1. Giúp điều trị chữa nấc, ăn vào nôn ngược da:

Để điều trị nấc và bệnh trào ngược dạ dày (ăn vào nôn ngược da) bằng bài thuốc từ quả phật thủ. Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt thành từng miếng nhỏ, đem trộn với đường. Nên ăn ngày từ 3 – 4 lần, mỗi lần vài miếng nhai kỹ và nuốt dần. Tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong điều trị các chứng bệnh trên

  1. Giúp điều trị huyết trắng ra nhiều

Khí hư, hay huyết trắng ra nhiều là chứng bệnh rất dễ mắc phải của chị em phụ nữ. Không những gây cảm giác khó chịu cho chị em mà nó còn tiềm ẩn nhiều cơ viêm nhiễm các bộ phận khác qua cơ quan sinh dục.

Để điều trị chứng khí hư huyết trắng người ta dùng 30g phật thủ tươi, 30cm ruột non lơn được làm sạch, thêm chút nước sắc lên. Uống ngày 2 – 3 lần. Uống cho đến khi thấy các triệu chứng của bệnh hết thì dừng. >> mời bạn cùng xem thêm tác dụng của một số cây >>

5 tác dụng của cây ô rô
14 tác dụng của cây mâm xôi 
5 tác dụng của cây sâm cau
5 tác dụng của cây nở ngày đất

Một số món ăn bổ dưỡng từ quả phật thủ

Bên cạnh phật thủ còn là nguyên liệu cho rất nhiều món bổ dưỡng, dễ làm nhưng mang lại hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh, tiêu biểu như:

Cháo phật thủ: sử dụng 10 – 15g phật thủ, 60 – 80g gạo tẻ.

Cách làm: đun phật thủ sôi kỹ, sau đó chắt lấy nước và bỏ bã. Lấy nước phật thủ dùng đê nấu cháo. Khi cháo nhuyễn gần chin, cho thêm chút đường. Cháo phật thủ còn được dùng trong điều trị các cơn đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi, bị sốt hoặc ho…

– Rượu phật thủ: Nguyên liệu 30g phật thủ, 500ml rượu trắng

Cách làm: đổ phật thủ cùng rượu trắng vào bình đậy kín, ngâm trong vòng từ 10 – 15 ngày. Rượu phật thủ được sử dụng trong việc điều trị các chứng rối loạn ý thức như: bị trầm cảm, stress…)

Siro phật thủ: nguyên liệu 15g phật thủ, đường trắng.

Cách làm: phật thủ rửa sạch,đem thái nhỏ.Rồi cho vào bình trà, cho thêm chút đường trắng vào trộn đều. Sau đó đổ nước sôi vào hỗn hợp phật thủ và đường. Đậy kín hãm như nước chè. Siro phật thủ được sử dụng cho những người bị đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu.

Trên đây cayvala.com đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể hiểu rõ về cây phật thủ cũng như những tác dụng của cây phật thủ. Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn.