Uống canxi vào lúc nào là tốt nhất

Canxi là một khoáng chất có thể nói không thể thiếu đối với bất kỳ ai. Trong cơ thể thì 98% canxi nằm ở xương và răng; 2% còn lại là ion canxi nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu. Việc bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể là một điều vô cùng quan trọng, nhưng liệu bạn đã biết cách bổ sung canxi như thế nào cho đúng cách chưa? Vậy hãy đến với bài viết: Uống canxi vào lúc nào là tốt nhất dưới đây để cùng được giải đáp nhé!

Tác dụng của canxi đối với cơ thể

– Canxi có tác dụng đối với xương: như được biết, canxi chiếm 98% nằm trong xương và răng,chính vì vậy mà canxi có vai trò hết sức quan trọng đối với xương. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi sẽ gây nên tình trạng mất xương, các bệnh lý về xương khớp, tùy theo độ tuổi khác nhau mà ảnh hưởng khác nhau:
+ Đối với trẻ nhỏ: thiếu hụt canxi dẫn đến tình trạng còi xương, trẻ chậm phát triển, chiều cao không đạt chuẩn, chân đi vòng kiềng, răng mỏng, dễ bị sâu răng, xương yếu dễ bị gãy tay gãy chân,… Chính vì vậy, mà các bà bầu thường bổ sung canxi ngay từ khi mang thai, để trẻ được hấp thu canxi đầy đủ, giúp xương phát triển chắc khỏe.
+ Đối với người lớn: từ tuổi 30 trở đi , tốc độ xương bắt đầu có những dấu hiệu suy yếu, nếu không nhanh chóng bổ sung canxi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, đau nhứt các khớp, khó khăn trong việc vận động, cơ thể linh hoạt chậm, đặc biệt khó khăn trong việc hồi phục xương bị gãy…

– Canxi có tác dụng đối với sức khỏe: Canxi chiếm 98% trong xương và răng, 2% còn lại nằm trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones).Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.

– Canxi có tác dụng trong hệ thống miễn dịch: Canxi có nhiệm vụ quan trọng trong việc chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch chống lại các yếu tố gây hại xâm nhập vào trong cơ thể để gây bệnh. Ngoài vai trò sứ giả mang thông tin thứ hai quan trọng trong cơ thể, canxi còn có vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và bao vây, tiêu diệt các độc tố, vi khuẩn gây bệnh của bạch cầu. Chính vì vậy, mà việc bổ sung canxi giúp cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể để đẩy lùi bệnh tật và phòng chống các bệnh ung thư do bạch cầu gây nên.

– Canxi có tác dụng đối với bà bầu: Thời gian mang thai và cho con bú, canxi là chất không thể thiếu đối với mẹ bầu. Bổ sung canxi không chỉ giúp xương bà bầu chắc khỏe, tránh được các bệnh về xương khớp sau sinh, mỏi gối, tay chân tê, chuột rút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bổ sung canxi đầy đủ sẽ giúp xương thai nhi phát triển tốt, xương chắc khỏe, móng tay, móng chân trẻ cứng, tóc nhiều, sau khi sinh trẻ tránh được tình trạng còi xương, xương yếu, giúp trẻ cứng cáp hơn. Do đó, việc cung cấp đủ nhu cầu cho phụ nữ có thai từ 1000 – 1200mg canxi mỗi ngày là rất cần thiết.

– Canxi có tác dụng trong cơ bắp: Không chỉ có tác dụng đối với xương, canxi còn có tác dụng trong cơ bắp. Công năng sinh lý của cơ bắp hủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ để hoàn thành công năng của các khí quan vận động của cơ thể, ion canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Thiếu canxi biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, tuổi trung niên thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực yếu kém. Khi xuất hiện những hiện tượng như trên, nếu kịp thời bổ sung đủ canxi cho cơ thể thì những triệu chứng đó sẽ được cải thiện nhanh chóng.

– Canxi có tác dụng đối với hệ thần kinh: canxi đóng vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.Trẻ nhỏ thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ cáu gắt, rối loạn chức năng hoạt động, không tập trung tinh thần. Người cao tuổi thiếu canxi thường có biểu hiện như hay nhớ hay quên, tinh thần không ổn định, thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ li bì, hay lo lắng, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu hoặc đau nửa đầu, tính tình thay đổi thất thường.

Dấu hiệu nhận biết hạ canxi và cách bổ sung

Đối với người lớn:
+ Tê các đầu ngón tay, ngón chân, tê môi, lưỡi
+ Co cơ khắp cơ thể, có thắc các cơ ở tay tạo ra dấu hiệu các ngón tay không xòe được
+ Co thắc các cơ vùng mặt, các cơ toàn thân gây đau đớn, co thắc các cơ hô hấp gây khó thở

Đối với trẻ em:
+ Trẻ thường quấy khóc, ngủ không ngon giấc, khi ngủ lại hay giật mình
+ Ra nhiều mồ hôi trộm, đặc biệt là khi ngủ
+ Tóc rụng tạo thành đường hình vành khăn sau gáy
+ Hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…

Canxi luôn cần được cung cấp cho cơ thể trong suốt các giai đoạn của cuộc sống. Nhu cầu canxi gia tăng trong thời gian tăng trưởng ở trẻ em, lúc mang thai và cho con bú. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, mỗi ngày người lớn cũng như trẻ em cần khoảng 500mg canxi, riêng phụ nữ có thai và cho con bú thì nhu cầu tăng gấp đôi (1.000-1.200mg/ngày/người).

Nhu cầu canxi của từng độ tuổi theo khuyến cáo của Viện Y khoa Mỹ: 
+ 0 – 6 tháng: 210mg
+ 7 – 12 tháng: 270mg
+ 1 – 3 tuổi: 500m
+ 4 – 8 tuổi: 800mg
+ 9 – 18 tuổi: 1.300mg
+ 19 – 50 tuổi: 1.000mg
+ Trên 51 tuổi: 1.200mg.

Uống canxi vào lúc nào là tốt nhất

Canxi là chất thiết yếu đối với cơ thể, nhưng để cơ thể hấp thu đầy đủ được lượng canxi đưa vào thì mọi người cần uống đúng thời điểm thì canxi mới có khả năng hấp thụ tốt nhất. Để giúp canxi hấp thu tốt vào cơ thể, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên uống vào buổi sáng, đây là thời gian canxi có thời gian chuyển kịp vào các khung xương, đặc biệt thời gian này sẽ là cơ hội tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời chứa vitamin D để cơ thể hấp thu canxi hiệu quả cao. Thời gian uống canxi là trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 tiếng.

Không nên uống canxi vào buổi tối, vì thời gian này sẽ khiến canxi bị lắng đọng có thể gây táo bón, khó ngủ, sỏi thận. Khi bị quá tải canxi sẽ dẫn đến triệu chứng khát nước, buồn nôn, đi tiểu nhiều, những lúc đó hãy dừng uống canxi và đến gặp bác sĩ để có giải pháp điều trị.

Đối với bà bầu, sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, thường đến giai đoạn này, lượng canxi cần bổ sung tăng lên gấp đôi, thai nhi đang phát triển, nên các mẹ bầu cần bổ sung thêm canxi bằng thuốc, khoảng 500mg canxi mỗi ngày. Thường thì đến giai đoạn này bác sĩ sẽ kiểm tra bà bầu, thiếu hay thừa canxi, kê thêm thuốc uống bổ sung canxi cho các bà bầu hay không, thiếu canxi nhiều thì bác sĩ sẽ kê liều lượng cao hơn.

Việc bổ sung canxi qua thức ăn hàng ngày và thuốc nhưng không phải cứ uống nhiều là tốt, cần uống đủ với nhu cầu của cơ thể. Nhất là đối với trẻ nhỏ, qua từng giai đoạn lại có những yêu cầu về lượng canxi khác nhau nên không thể cho trẻ ăn mãi một món ăn, một thực đơn suốt thời gian dài. Những vi chất kèm theo khi uống canxi như vitamin K, D có tác dụng vận chuyển canxi đến đúng điểm đích, không bị cơ thể đào thải ra ngoài. Nhờ đó, xương phát triển chắc khỏe, dẻo dai.

Qua bài viết” Uống canxi vào lúc nào là tốt nhất ” hi vọng mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc để có thể bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể.