Cây lá đắng, hay còn thường được gọi với tên khác là cây mật gấu, là một loại thực vật rất phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước. Có nhiều thông tin cho rằng cây lá đắng là thần dược chữa khỏi được nhiều bệnh dù nặng hay nhẹ, thậm chí tiêu diệt được cả tế bào ung thư. Cũng có nghiên cứu chỉ ra những tác hại khi tùy tiện sử dụng loại cây này chữa bệnh một cách bừa bãi. Vậy thực hư như thế nào? Chúng ta sẽ cùng cayvala.com tìm hiểu qua bài viết 4 tác dụng của cây lá đắng sau đây.
Tìm hiểu rõ hơn về cây lá đắng
Thực tế thì cây lá đắng nằm trong số những loại cây rau thường dùng của người dân vùng cao, hiện nay nó được trồng ngày càng nhiều trong vườn nhà để cải thiện bữa ăn gia đình, có thể dùng lá khi còn tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
Tên khoa học của cây lá đắng là Vernonia amygdalina, thuộc họ Cúc, là thực vật có hoa. Ngoài tên lá đắng và mật gấu thì cây này còn được gọi là cây lá mật vịt vì lá có vị đắng như mật, hay cugx có tên là cây cơm kìa, cây kim thất tai (miền Nam Việt Nam).
Cây lá đắng mọc thành bụi, chiều cao khoảng 2 – 5m, lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan, có thể dài đến 20 cm, đầu lá nhọn, đuôi lá có hình nêm hoặc nhọn.
Thành phần hóa học: lá đắng chứa những chất tạo vị đắng đặc trưng như alkaloids, saponin, tannin, glycoside và các hợp chất sinh học khác như terpene, steroid, coumarin, flavonoid,… và các chất khoáng, các acid amine quan trọng.
Công dụng: Trong ẩm thực, lá đắng được nấu chung với mẻ, sả, nghệ và mắm tôm ở các tỉnh miền Bắc như Thanh Hóa, còn những người dân tộc Tày ở vùng Na Hang – Tuyên Quang thì nấu lá đắng với rượu trắng, ăn như món khai vị, còn có tác dụng giải rượu. Hoặc người ta nấu canh lá đắng tươi hay khô đều rất ngon và bổ dưỡng. Người dân châu Phi xích đạo dùng lá đắng nấu chính trong các món canh hầm.
4 tác dụng chữa bệnh của cây lá đắng
Ngoài chức năng chính là làm rau trong các bữa ăn thì cây lá đắng còn được khai thác các tác dụng chữa bệnh khác đáng chú ý. Tuy có nhiều thông tin đồn đoán về công dụng thần kỳ của nó nhưng thật ra cây lá đắng chỉ là một thảo dược đơn giản, dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường hoặc bổ sung dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Điều trị sốt rét:
Bệnh nhân bị sốt rét do kí sinh trùng đơn bào Plasmodium falciparum xâm nhập mức độ nhẹ được nghiên cứu lâm sàng sơ bộ là có thể dùng nước sắc từ 25g lá đắng tươi để uống hằng ngày.
Hoặc cũng có thể dùng lá đắng tươi rửa sạch rồi nhai trong miệng để giảm bớt tình trạng sốt, mệt mỏi của cơ thể khi bị sốt rét, nên chọn những lá tươi, không bị sâu bệnh hay héo úa.
Phương pháp dùng lá đắng chữa sốt rét được áp dụng từ rất lâu, kể cả trong kháng chiến người ta cũng đã biết đến và vận dụng như một cách nhanh chóng và hệu quả tạm thời.
- Điều trị một số vấn đề về đường tiêu hóa:
Các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm dạ dày mức độ nhẹ, đau ruột,… có thể được điều trị bằng cách nhai lá đắng với một ít muối trắng hoặc nấu nước lá đắng phơi khô để uống như thang thuốc trong khoảng 1 đến 2 tuần.
Ở đất nước Congo, người ta dùng lá, vỏ và rễ của cây lá đắng để chữa kiết lị, viêm dạ dày, thành ruột, đường ruột nhiễm khuẩn, bệnh giun sán,… Còn ở Nam Phi và khu vực Tây Phi, cây được dùng để làm trà uống nhằm chữa táo bón, chữa huyết hấp trùng (sán máng).
- Hạn chế biến chứng bệnh đái tháo đường:
Bệnh tiểu đường cho đến hiện nay được cho là không có thuốc nào chữa trị dứt điểm, vì thế người ta chỉ tìm kiếm những giải pháp đề hạn chế sự tiến triển của bệnh cũng như các nguy cơ biến chứng ngày càng nguy hiểm của nó, và cây lá đắng là một giải pháp như vậy.
Mỗi ngày dùng khoảng 10 lá đắng rửa sạch, xay nhuyễn để uống. Nếu cảm thấy nước này khó uống thì chúng ta có thể cho thêm đường hoặc một ít nước trái cây bất kỳ, sẽ dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó bài thuốc khác được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường là phơi khô 30g lá đắng, rửa sạch sẽ rồi sắc với khoảng 1 lít nước đểuống như uống trà hằng ngày để nâng cao sức khỏe, đủ khả năng chống chọi với bệnh.
- Chống oxy hóa, chống các tế bào xấu:
Trong lá đắng có hàm lượng cao chất Antioxidant nên có công dụng chống oxy hóa tốt, từ đó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế các bệnh tật thông thường cũng như giúp da dẻ hồng hào, đầy sức sống, hỗ trợ việc làm đẹp của chị em phụ nữ.
Chức năng này cũng là thanh lọc cơ thể, chăm sóc da tóc và tăng cường sữa cho những mẹ bỉm sữa, tuy nhiên cần chú ý vấn đề ăn toàn vệ sinh thực phẩm.
Vì khả năng chống quá trình oxy hóa, loại lá này cũng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, do đó nó rất được ưa dùng và người ta còn chiết xuất hợp chất Antioxidant trong lá đắng để bào chế các phương thuốc theo công nghệ hiện đại qua nghiên cứu khoa học.
Xem thêm tác dụng của cây, củ , quả tại đây >>
Đắp mặt nạ khoi tây có tác dụng gì
Thành phần dinh dưỡng của chuối sứ
Thành phần dinh dưỡng của gạo trắng
Ăn mì tôm, mì gói nhiều có mập không
Sử dụng cây lá đắng cần chú ý kẻo hậu quả khôn lường
Trong lá đắng có chứa một lượng độc tố mà theo thực nghiệm trên động vật thì sau 6 tuần uống dịch chiết ra từ lá đắng sẽ xuất hiện những phản ứng không tốt.
Ngoài ra, khi lạm dụng cây lá đắng trong thời gian dài liên tục thì bệnh nhân sẽ bị phản ứng phụ, thậm chí gây chết người do ngộ độc.
Dùng lá đắng quá nhiều và một cách trực tiếp và không qua bào chế thành thuốc được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thì có thể bị trụy mạch, nghĩa là huyết mạch bị đảo lộn, tăng giảm thất thường, tai biến, liệt người,…
Bên cạnh đó, tác dụng kháng sinh cũng là con dao hai lưỡi. Như chúng ta đã biết thì các loại thuốc hay thảo dược kháng sinh đều dẫn đến việc cơ thể bị lờn thuốc nếu dùng lâu dài và số lượng nhiều. Do đó không những không giúp tăng cường sức khỏe mà còn khiến hệ miễn dịch bị suy yếu rồi dễ dàng mắc bệnh khác.
Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là:
- Nếu tin tưởng tác dụng chữa bệnh của cây lá đắng thì bạn hãy tìm hiểu và mua những loại thuốc được chiết xuất từ nó đã qua kiểm chứng, chứng minh an toàn và hiệu quả bởi cơ quan chức năng uy tín để yên tâm điều trị.
- Trường hợp dùng lá đắng chữa bệnh tại nhà, hãy lưu ý vấn đề vệ sinh và tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ địa phương hoặc nơi bạn vừa thăm khám để có lời khuyên chính xác nhất, không nên nghe theo những lời đồn thổi vô căn cứ.
- Trong quá trình dùng lá đắng chữa bệnh, nên quan sát, theo dõi tình hình diễn biến bệnh và sức khỏe bản thân để kịp thời xử lý những biểu hiện bất thường nếu có.
- Nên đi khám định kì để biết mức độ tiến triển của việc điều trị và có hướng giải quyết phù hợp, khoa học cho mình.
Kết thúc bài viết 4 tác dụng của cây lá đắng, chúng tôi hi vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này và sáng suốt khi quyết định chữa bệnh bằng bất kì lá cây gì trong thiên nhiên.