Cây ngũ gia bì còn có tên gọi khác là cây chân chim bảy lá (vi đặc điểm đặc biệt của lá cây ngũ gia bì), chân chim hoa trắng, đáng, lằng, chân vịt, cây sâm non, cây sâm nam. Ngũ gia bì được xếp vào loài thân gỗ, thuộc họ cuồng cuồng (Araliaceae), là giống cây mọc hoang, sống được trong nhiều điều kiện thời tiết và đất đai khắc nghiệt, rất phổ biến ở nước ta. Tên khoa học của cây là Scheffera octophylla. Sau đây, chúng ta sẽ đến với 8 tác dụng của cây ngũ gia bì không nên bỏ qua để giúp cuộc sống dễ dàng hơn.
Những đặc điểm của cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì phân bố rộng rãi ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản. Cây thường ở độ cao từ 100 đến 2100 met.
Ngũ gia bì có kích thước nhỏ đến trung bình, chiều cao thì lại khá lớn, khoảng 10m đến 15m, nếu trồng trong chậu để làm kiểng thì thân cây thấp gọn hơn và được cắt tỉa gọn gàng. Một số cây ngũ gia bì có nhiều thân nhỏ như cây bồ đề hay những cây cổ thụ.
Lá của cây ngũ gia bì thuộc loại kép chân vịt gồm 6 đến 8 lá chét,mọc so le nhau. Cuống lá có bẹ dài 8 đến 35 cm. Lá mọc theo kiểu xoay tròn, có 7 hoặc 8 cánh đều nhau, màu xanh mướt và sậm dần khi già, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Những cành lá sum xuê mọc từ gốc đến ngọn cây.
Hoa ngũ gia bì nhỏ, có màu trắng đục hoặc hơi vàng, mọc từng chùm tụ tán ở kẽ lá hay đầu cành. Nhìn sơ qua thì hoa ngũ gia bì hơi giống hoa sữa, nhưng chùm hoa không quây tròn mà dài hơn và có phần mỏng manh hơn hoa sữa.
Quả ngũ gia bì thuộc ngành hạch tròn, nhỏ như quả móc rừng, khi chín quả có màu vàng hoặc hơi cam. Quả mọc theo chùm, vươn khá dài, nhìn rất đẹp mắt.
Thành phần hóa học của cây ngũ gia bì gồm các hoạt chất Saponin, tanin, tinh dầu,cây có vị đắng chát, tính mát.
Đặc điểm sinh trưởng, phát triển:
– Hoa nở từ mùa thu đến đầu mùa đông, sau đó ra trái và phát triển rất nhanh.
– Cây ngũ gia bì ưa khí hậu nóng ẩm, tuy nhiên nó vẫn phát triển tốt ở hầu hết các loại điều kiện khí hậu như nắng hạn hay mưa dầm. Cây này cũng chịu được bóng râm và thích ánh nắng, thậm chí là nắng gắt.
– Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất đối với cây ngũ gia bì là trong khoảng 20 đến 30 độ C, mùa đông nhiệt độ trên 5 độ C thì cây phát triển bình thường, nếu quá lạnh thì cây sẽ bị rụng lá.
– Bón phân cho cây đều đặn, đặc biệt là vào mùa hè vì đó là khoảng thời gian cây sinh trưởng. Nên chọn trồng cây ngũ gia bì ở nơi vùng đất thích hợp để trồng thành luống, giúp năng suất cao, chất lượng tốt.
8 tác dụng của cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì có nhiều tác dụng mà có lẽ biết được sẽ khiến chúng ta khá bất ngờ. Trong dân gian, giống cây này được ưa chuộng rất nhiều và sử dụng như một nguyên liệu chế ra nhiều bài thuốc quý giá. Sau đây là những tác dụng chính của có thể kể đến của cây ngũ gia bì:
- Giúp đuổi muỗi, làm sạch không gian:
Đối với những người ưa chơi cây cảnh thì cây ngũ gia bì mang một tầm giá trị rất thẩm mỹ. Không những vậy, cây ngũ gia bì còn có tác dụng đuổi côn trùng vì những chất hóa học có trong lá, hoa của nó. Nhờ đó, nhà nào có chưng một chậu ngũ gia bì sẽ cải thiện được tích cực môi trường tự nhiên, giúp không khí sạch sẽ, vệ sinh hơn nhiều.
- Dùng để trang trí,mang lại may mắn cho gia chủ:
Cây ngũ gia bì có kết cấu đẹp mắt, đặc biệt là những cành lá sum xuê, hình dáng lạ (có nhiều cánh lá) cũng như hoa và hình thù thân cây uốn lượn vừa phải rất mỹ quan. Những người thích trưng bày cây ngũ gia bì thường chọn cây có dáng đẹp, lá mướt, bón phân và chăm sóc hằng ngày và sáng tạo ra nhiều hình thù thú vị của cây, tăng thêm phần hấp dẫn.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp:
Bệnh cơ xương khớp rất phổ biến trong xã hội như gout, phong thấp, viêm khớp, nhức mỏi tay chân, thoái hóa khớp tay chân, đau lưng mỏi gối,…Và cây ngũ gia bì từ lâu đã trở thành vị cứu tinh của những bệnh nhân mắc phải các chứng này. Cả thân, rễ, lá ngũ gia bì đều có thể được dùng cho mục đích hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp và nhiều người đã dùng tinh chất của cây để điều chế ra các loại thuốc phổ biến trên thị trường.
- Có tác dụng chống mệt mỏi tốt hơn nhân sâm:
Giúp ăn ngon, ngủ khỏe, giảm căng thẳng mệt mỏi,…cũng là một trong những ưu điểm đáng nói của cây ngũ gia bì. Chỉ nói về tác dụng của cây khi để không trong nhà là đã giúp con người có cảm giác sảng khoái, tăng cường sức sống cho không gian ngôi nhà. Nếu lá cây ngũ gia bì
- Điều trị bệnh ho, hen suyễn, tiêu đờm:
Các hợp chất trong cây ngũ gia bì có tác dụng chữa ho khi chúng ta lấy lá và hoa của nó phơi khô, rửa sạch rồi sắc nước uống hoặc ép lấy nước của lá tươi uống mỗi ngày một ít sẽ thấy bệnh giảm nhiều phần. Đối với bệnh hen suyễn, rễ của cây có thể hỗ trợ chữa bệnh kết hợp với các loại thuốc thuông dụng cho bệnh này, cách thức và liều lượng dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Tăng cường miễn dịch cho cơ thể:
Ngũ gia bì được chứng minh sinh học là có chứa các loại chất có khả năng kháng vi rút, chữa cảm lạnh thông thường và tăng cường, bảo vệ hệ miễn dịch cho cơ thể con người, có thể giã nát hoặc xay nhỏ, lấy nước và bã đắp lên trán hạ sốt cho trẻ nhỏ rất hiệu quả. Người ta có thể sắc lá ngũ gia bì đã phơi khô để uống hằng ngày, mỗi ngày khoảng 10 đến 20g.
- Dùng làm thực phẩm:
Ở nước ta, nhiều vùng như Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh miền Trung vẫn thường biết đến và sử dụng cây ngũ gia bì làm thực phẩm. Người ta ăn sống hoặc dùng lá ngũ gia bì nấu canh hay kho thịt, kho cá.Ở Nghệ An và Thanh Hóa có món canh lá Lằng (ngũ gia bì) mang đặc trưng ẩm thực vùng miền của đồng bào miền núi phía Tây. Người dân Quảng Nam còn dùng lá ngũ gia bì để ăn sống hoặc trộn gỏi hay cuốn với thịt, cá ăn rất ngon.
- Trị bệnh về da liễu:
Lấy lá ngũ gia bì rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước, thoa đều lên vùng da bị bệnh, lấy bã đó chà xát hoặc đắp vào da thì sẽ giúp cải thiện được tình trạng. Vì cây ngũ gia bì được chứng minh là có tính mát, thanh nhiệt giải độc tốt nên đối với những người bệnh da liễu như nổi mề đay, mụn nhọt hay rôm sẩy thì nó giúp ích với hiệu quả khá tốt. Bên cạnh đó, bạn có thể xem thêm một số tác dụng của các loại cây khác như:
Đối tượng có thể sử dụng cây ngũ gia bì:
– Người muốn bổ sung dưỡng chất, bồi bổ cơ thể.
– Người đau nhức các khớp xương.
– Những người lớn tuổi.
– Những ai mắc phải các vấn đề đã kể trên.
Cây ngũ gia bì rất lành tính, an toàn cho người sử dụng, vì thế chỉ cần chú ý về vệ sinh và hạn sử dụng là đã hoàn toàn yên tâm về hiệu quả của nó đối với nhiều mục đích khác nhau. Chuyên mục 8 tác dụng của cây ngũ gia bì đến đây tạm kết thúc, hi vọng đã giúp ích được cho bạn đọc. Thân ái.