Cây nhàu là một loại thực vật vô cùng hữu dụng, vì ta có thể sử dụng tất cả các bộ phận của nó: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt cho những mục đích khác nhau. Cây nhàu thuộc họ cà phê, có tên khoa học là Morinda Citrifolia L, mọc ở nhiều nơi trên đất nước hình chữ S, đặc biệt phổ biến ở những vùng ẩm thấp, vùng gần sông suối, mương rạch ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Bài viết này giới thiệu với quý độc giả về 6 tác dụng của cây nhàu, chúng ta cùng tham khảo để không bỏ qua những giá trị quý giá của loại cây này nhé.
Cây nhàu có những đặc điểm nào?
Nhàu là loài thân gỗ, mọc tương đối thẳng, thân cao khoảng 4 đến 8 mét có màu lục hoặc nâu nhạt. Cành và thân mập, lúc còn non có màu xanh, nhẵn và có rãnh, khi về già thì thân trở nên tròn hơn và có màu nâu xám.
Lá cây nhàu mọc hơi đối xứng, có hình bầu dục dài 12-30 cm,mép có dạng lượn sóng, mặt dưới màu nhạt hơn mặt trên. Lá nhẵn, bóng loáng ở mặt trên và hơi nhám ở mặt dưới. Cuống lá dài khoảng 1 – 2 cm, màu xanh nhạt.
Hoa nhàu nhỏ, mọc trên đầu quả hoặc nách lá nhàu, màu trắng, có hình tròn hoặc hơi bầu dục, nhụy ở giữa màu vàng, hoa có 6 cánh mỏng manh,xòe đều đặn, cánh dài khoảng 1 – 2 cm. Trên một quả nhàu mọc nhiều cụm hoa.
Quả nhàu thuộc kiểu quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài của các cụm hoa dính nhau tạo thành. Trên thân quả có những mấu nhỏ, khi chín quả có màu vàng, có mùi khai đặc trưng.
Hạt nhàu có rất nhiều trong mỗi quả thông thường, có hình bầu dục, mùi khai, màu nâu đen, kích thước bằng khoảng hạt của trái nho. Giâm hạt là một trong những cách để trồng cây nhàu.
Đặc điếm sinh trưởng, phát triển: Cây nhàu nhanh lớn, sống được nhiều năm. Cây ra hoa quanh năm và nhiều nhất là vào khoảng tháng 11 đến tháng 2, có quả vào tháng 3 đến tháng 5.
Thành phần hóa học: những dưỡng chất thường tập trung trong bộ phận vỏ rễ nhàu: có chứa morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, axit rubichloric, alizarin a-methyl ete và rubiadin 1-methyl ete.
6 tác dụng của cây nhàu
Tất cả những bộ phận trên cây nhàu đều có tác dụng đáng kể và có giá trị dinh dưỡng, giá trị y học lớn được sử dụng phổ biến trong dân gian cũng như dùng để chế biến các sản phẩm chữa trị bệnh, thực phẩm chức năng theo quy trình khoa học hiện đại.
- Quả nhàu dùng ngâm rượu:
Rượu nhàu được chứng minh là có tác dụng giải cảm, hỗ trợ điều trị những bệnh lý về cơ xương khớp nói chung như đau lưng, mỏi cổ, đau nhức khớp gối, viêm thoái hóa khớp, bệnh phần mềm, trặc chân tay do tai nạn hoặc làm việc quá sức, làm việc không đúng tư thế trong một thời gian dài.
Dùng rượu nhàu để uống hoặc xoa bóp vào vị trí đau, bóp nắn và massage để thuốc thẩm thấu vào cơ thể, hạ nhanh cơn đau và giúp bệnh nhân có cảm giác sảng khoái.
- Vỏ rễ cây nhàu chữa huyết áp:
Theo đông y, những thành phần dưỡng chất có trong vỏ rễ nhàu mang tính mát, giúp người bệnh hạ và ổn định, điều hòa khí áp, nâng cao sức đề kháng, lưu thông máu huyết và giảm tối đa nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi. Người bình thường không có bệnh cũng có thể dùng thứ này, tốt cho sức khỏe.
Dùng 10 – 20 gam vỏ rễ cây, sắc hoặc sao cho vàng, ngâm với rượu để uống. Người có huyết áp cao nên uống mỗi ngày một lượng nhỏ để ổn định lưu thông máu huyết.
- Lá nhàu chữa bệnh tiêu chảy, sốt, kiết lị, mụn nhọt:
Những tác dụng này của lá nhàu đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm và xác minh lâm sàng dành cho tất cả đối tượng sử dụng. Lá nhàu từ lâu đã được bà con vùng dân quê tận dụng để chế ra những bài thuốc đơn giản nhưng tác dụng thần kỳ trong việc điều trị các thể loại đau bụng, mụn nhọt và hạ sốt.
Để chữa các loại mụn nhọt, chúng ta chỉ cần lấy lá nhàu rửa sạch, giã hoặc nghiền nát để đắp vào vị trí bệnh. Kết quả rất rõ rệt chỉ sau vài lần áp dụng cách này.
- Quả nhàu giúp nhuận tràng, dễ tiêu:
Quả nhàu chứa các hoạt chất giúp hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa con người, làm nhuận tràng, chống táo bón và dễ tiêu, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể, từ đó giúp nâng cao thể lực, tinh thần.
Có thể dùng quả nhàu chín để ăn không, hoặc ăn với một ít đường theo ý thích của bạn, có thể cho thêm đá vào để món ăn không bị nhàm chán hoặc khó chịu đối với những người không ưa nổi mùi khai đặc trưng của quả nhàu. Có người lại thích xay quả nhàu chín với đường, đá và sữa để thêm phần hấp dẫn, dễ ăn.
- Cây nhàu có tác dụng đối với hệ thần kinh:
Các bộ phận của cây nhàu đều có thể giúp chúng ta giảm bớt việc đau dây thần kinh bằng cách làm êm dịu thần kinh trên thân kinh giao cảm. Mùi vị của quả nhàu tuy khó chịu, nhiều người không thể chịu được nhưng nó lại chính là vị thuốc quý có trong loại quả này.
Lấy rễ, vỏ rễ, thân, lá, hạt, quả của cây nhàu phơi khô, rửa sạch rồi sắc thành thang thuốc để uống, có thể dùng thay cho nước uống hăng ngày sẽ giúp thần kinh dịu nhẹ,thoải mái và cải thiện các vấn đề rắc rối về hệ thần kinh con người.
- Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường:
Kinh nghiệm trong dân gian cho thấy rằng người ta rất tin tưởng cây nhàu trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường – căn bệnh phổ biến, dễ mắc phải nhưng lại khó chữa trị.
Đối với chủ đề này, bệnh nhân có thể dùng các bộ phận cây nhàu như cách ở trên, hoặc dùng quả nhàu tươi để ăn thường xuyên, giúp giảm các nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. Nếu không may đã mắc phải bệnh này thì nhàu sẽ giúp giảm nguy cơ của các biến chứng nguy hiểm phát triển từ bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bạn có thể xem thêm một số tác dụng của các loại cây khác như:
- Tác dụng của cây lăn mặt
- Tác dụng của cây mía thuốc
- Tác dụng của cây lô hội
- Tác dụng của cây mâm xôi
Có một lưu ý đáng nói trong việc áp dụng 6 tác dụng của cây nhàu này, đó là: quả nhàu ăn nhiều có thể bị say, làm cơ thể mệt mỏi, tuy không gây nguy hiểm gì to tát nhưng cũng nên chú ý để không mắc phải điều đáng tiếc này. Bên cạnh đó, dùng các bài thuốc từ cây nhàu cần đảm bảo vệ sinh và liều lượng an toàn để tối đa hiệu quả và phòng ngừa hậu quả rắc rối khác.