Cứ vào đầu hè, quả thanh mai bắt đầu làm mưa làm gió trên thị trường, được bán đầy rẫy ở các đường phố Hà Nội khiến hội chị em đứng ngồi không yên. Không chỉ ăn ngon, hấp dẫn mà loại quả này còn ẩn chứa nhiều tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe con người. Vì thế rất dễ hiểu khi nó trở thành món quà vặt được ưa chuộng mặc dù giá cả có phần hơi “chát”. Cùng tìm hiểu về top 4 tác dụng của quả thanh mai ngay bây giờ nhé.
Cây thanh mai ở Trung Quốc hay Việt Nam?
Một số luồng ý kiến trái chiều nổ ra về nguồn gốc của cây thanh mai đang nổi tiếng hiện nay. Thật ra, cây này được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Hồng Kông và được ưa chuộng rất nhiều. Bên cạnh đó, nó cũng có mặt không đếm xuể trên đường phố Hà Nội và Sa Pa của Việt Nam. Tại Trung Quốc, người ta trồng thanh mai chủ yếu ở tỉnh Vân Nam và tỉnh Quý Châu. Ngoài ra, thanh mai cũng có ở Nhật Bản.
Loài cây này thường được trồng ở các sườn đồi, núi hoặc trong vườn. Ở độ cao khoảng 1.500 đến 3.500 mét so với mực nước biển thì cây phát triển tốt nhất. Thoạt nhìn qua thì cây thanh mai cũng có lá hơi giống cây vải, cả cành cũng tương tự. Chiều cao trung bình của loài cây này thường từ 2 – 5 mét.
Thanh mai Nhật Bản thì thấp hơn giống cây được trồng ở Trung Quốc, tán lá thì đều rộng khoảng 10 mét. Cành cây có lông tơ bao phủ, tươi tốt quanh năm. Vì thân cây thấp và chắc khỏe nên người ta thu hoạch bằng cách trèo lên hái trực tiếp. Hái thanh mai phải nâng niu, nhẹ tay vì quả mềm, nhỏ và dễ bị rụng.
Ngoài ra, thanh mai cũng mọc hoang ở nhiều tỉnh thành nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế.
Quả thanh mai rừng, thức quà gây sốt mỗi khi hè về
Người Trung Quốc còn gọi quả thanh mai là “mã não”, được hiểu là loại quả rất quý. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như ải dương mai, dương mai, sơn dương mai, chu hồng,… tùy theo mỗi địa phương.
Thanh mai thuộc họ dâu rượu myricaeae theo tài liệu sách thực vật. Ở Việt Nam, nó còn có tên gọi khác là dâu rượu hoặc dâu tiên. Quả thường có đường kính khoảng 0,5 – 1 cm, tương đương quả nhãn lồng chín. Khi còn sống, quả thanh mai có màu xanh hơi vàng và sẽ trở nên đỏ mọng khi đã chín.
Mới nhìn qua thì quả thanh mai khác giống quả dâu tằm. Chúng được thu hoạch vào khoảng tháng 6 hàng năm, hoa thì bắt đầu nở từ tháng 10, mùa quả là tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
Vị ngọt mát và mùi thơm dễ chịu của quả thanh mai đã hấp dẫn được hầu hết các tín đồ ăn vặt, đặc biệt là chị em phụ nữ. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Liễu, quả thanh mai có thành phần hóa học giàu axit hữu cơ (khoảng 0,5 – 1%), tanin và vitamin C. Đặc biệt, khi chín thì quả có chứa thêm lượng đường nhất định (khoảng 7 – 10%) và sắc tố anthocyanin.
Mặc dù cây thanh mai xuất hiện ở không ít tỉnh thành nhưng tại Việt Nam chỉ có tỉnh Quảng Bình được ghi nhận là thật sự đi vào khai thác để tiêu thụ và xuất khẩu. Người dân ở đây thường dùng quả để phơi khô, sau đó đem đồ để bảo quản được lâu.
Theo tài liệu, quả thanh mai có vị chua, ngọt, tính bình. Trong đông y thì loại quả này có tác dụng điều hòa chức năng tạng phủ bị rối loạn (lý khí), làm tan máu huyết bị ứ đọng và thanh nhiệt, giải độc nói chung.
Top 4 tác dụng của quả thanh mai
Sách y học Trung Quốc gọi quả thanh mai là kì trân dị bảo vì loại quả này có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nếu dùng tự nhiên, không tẩm ướp cùng chất bảo quản thì sẽ đảm bảo được chất lượng và hiệu quả vốn có của chúng. Tổng hợp các tài liệu tham khảo được, chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết về top 7 tác dụng của quả thanh mai như sau:
1. Chữa đau bụng, kiết lị, đau dạ dày
Vào mùa thu hoạch quả, người dân Trung Quốc thường dùng quả thanh mai để phơi khô, chế thành bài thuốc chữa đau bụng. Với người bệnh kiết lị hay đau dạ dày, cần sắc nước uống hàng ngày trong vòng 1 tuần để điều trị. Mỗi lần dùng 8 – 12 gam vỏ quả khô để sắc.
2. Mát gan, giải độc
Với tác dụng thanh thấp nhiệt được ghi trong sổ sách y học cổ truyền Trung Hoa thì quả thanh mai có khả năng giải độc gan hiệu quả. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ngâm quả thanh mai như khi chế biến nước uống từ quả dâu tây, mơ,… Một ly nước thanh mai với đá bào mát lạnh sẽ giúp bạn giải nhiệt mùa hè thật “đã”. Không chỉ vậy, nó còn góp phần điều trị một số vấn đề đơn giản về gan.
3. Chống lão hóa
Với thành phần bao gồm cả sắc tố anthocyanin hữu cơ tự nhiên, quả thanh mai sẽ phát huy tác dụng chống lão hóa, ngăn chặn quá trình oxy hóa làn da rất tốt. Ngoài thanh mai thì chúng ta có thể tìm thấy hợp chất này ở các loại hoa quả có màu đỏ hoặc tím như quả cà tím, lá tía tô, gạo đỏ, gạo nếp than, quả nho,…
4. Giúp nhuận tràng
Ăn quả thanh mai hoặc uống rượu ngâm từ loại quả này giúp nhuận tràng, đẩy lùi tình trạng táo bón hiệu quả. Điều này cũng tương tự như tác dụng chữa đau bụng, vấn đề dạ dày, hệ tiêu hóa. Để hấp dẫn hơn, bạn có thể chế biến món mứt thanh mai và thưởng thức.
Ngoài những tác dụng của quả thì cây thanh mai còn được khai thác nhiều hơn để điều trị một số tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn như hạt thanh mai được dùng để chữa bệnh ra mồ hôi chân, vỏ của thân cây hoặc rễ được dùng để điều trị vết loét ngoài da và ngộ độc do thạch tín. Xem chi tiết tại >> http://toptacdung.com
Cách chọn quả thanh mai chất lượng nhất
Để chọn mua thanh mai chuẩn và yên tâm về vấn đề thực phẩm sạch thì cần chú ý đến độ mềm của quả (vừa phải), màu tự nhiên. Nếu quả thanh mai có màu đều tăm tắp thì chứng tỏ chúng đã được can thiệp mất tự nhiên.
Bạn cũng có thể thử tại nhà bằng cách sau: cho nước tinh khiết vào túi nhựa PVC trong suốt, sau đó bỏ quả thanh mai vào lắc và day một lát. Nếu thấy nước trong túi biến thành màu đỏ thì yên tâm đó là màu tự nhiên của quả thanh mai chín. Ngược lại, quả thanh mai có tẩm hóa chất sẽ cho ra túi nước màu tím bất thường.
Tín đồ của quả thanh mai không chỉ có phụ nữ mà còn nhiều đáng mày râu. Họ thường mua thanh mai về để dầm rượu. Nếu để ngâm rượu uống như các loại quả rừng thì bạn nên chọn những quả vừa chín tới, còn nguyên quả, nhặt sạch cuống thừa, lá và các thứ tạp chất lẫn trong đám. Sau khi ngâm khoảng 2 tháng, bạn chắt một bát rượu ra ngoài, hòa chung với đường phèn rồi đổ ngược lại vào bình rượu.
Hướng dẫn làm mứt thanh mai ngon tuyệt cú mèo
Không chỉ được ăn trực tiếp hay dầm rượu, ngâm nước để uống mà quả thanh mai còn được biến hóa tài tình thành một món mứt vô cùng thơm ngon. Không thể cầm lòng với hương vị đặc biệt của mứt thanh mai. Vì thế chắc hẳn bạn cũng đang muốn tìm hiểu công thức chế biến của nó. Vậy thì cùng tham khảo nhé.
Đầu tiên, chuẩn bị khoảng 1 kg thanh mai đã được lựa chọn kĩ càng như cách đã nói ở phần trên. Bên cạnh đó là 1 kg đường trắng hoặc vàng tùy ý.
Tiếp đến là công đoạn sơ chế quả thanh mai. Hãy đem rửa sạch thanh mai, tay nhẹ nhàng để quả không bị dập. Sau đó ngâm quả trong nước muối loãng khoảng 20 phút để loại bỏ hết sâu hoặc chất bẩn trong kẽ quả. Cuối cùng, vớt thanh mai ra rổ để ráo nước.
Thực hiện ngâm thanh mai với đường theo tỉ lệ 1:1, xen kẽ nhau trong một lọ thủy tinh đã rửa sạch. Để mứt không bị váng thì bạn có thể cho vào khoảng một muỗng cà phê muối trắng.
Thỉnh thoảng hãy mở náp lọ ra để đảm bảo quá trình lên men không có biểu hiện bất thường. Sau khoảng 1 tháng là chúng ta có thể “thu hoạch”. Phần quả thanh mai chúng ta sẽ đem phơi nắng hoặc sấy để làm thành mứt, còn phần nước thì pha để uống như nước dâu.
Với top 4 tác dụng của cây thanh mai như đã kể, cùng với những kinh nghiệm lựa chọn, sử dụng loại quả này thì bạn có thể yên tâm thưởng thức chúng rồi đấy.