3 tác dụng của cây lô hội

Chắc hẳn không ai trong chúng ta còn xa lạ với cây lô hội và ít nhiều phần nào cũng biết được một số tác dụng của cây lô hội trong cuộc sống. Tuy nhiên, để có cái nhìn chi tiết hơn về chủ đề trên và những kiến thức thú vị xoay quanh loại thực vật này thì không phải nghe nói suông là được. Hãy tham khảo thông tin sau đây được cung cấp bởi các chuyên gia sau khi nghiên cứu và phân tích một cách đầy đủ, khoa học.

Cây lô hội có đặc điểm gì?

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu xem cây lô hội có vẻ ngoài nhận biết như thế nào và có những đặc tính gì nổi bật, khiến cho chúng trở thành một loại cây được tin tưởng và ưa chuộng bởi nhiều người như vậy.

Cây lô hội còn có những tên gọi khác cũng khá phổ biến trong dân gian như: nha đam, long tu, lưu hội, long thủ,…. Đây là loài cây mọng nước thuộc họ hành tỏi, tên khoa học là aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger.

  • Theo quan sát, cây lô hội có những đặc điểm như sau:

– Lá màu xanh lục, mọc sát nhau, xòe lên tua tủa gần giống như phần đầu của quả dứa, phần mép lá có răng cưa thô, lá dày và mẫm, lá mọc không có cuống.

– Cây ra hoa thường vào mùa hè và mùa thu, có màu vàng lục hoặc hồng nhạt, mọc thành từng chùm dài, đôi khi rủ xuống sát đất, cuống hoa dài có màu như lá.

– Quả của cây lô hội khi còn nhỏ có màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu vàng, nang quả hình bầu dục, thực tế ít người quan tâm đến quả lô hội như thế nào.

  • Đặc điểm hóa học của cây lô hội:

Cây lô hội nha đam có những thành phần hóa học có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể con người như:

– Axít amin, vitamin, khoáng tố vi lượng, hấp thu vào cơ thể giúp tăng cường và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, cân bằng dinh dưỡng.

– Các Monosaccharid, Polysaccharid có tác dụng kháng vi rút, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa và chống lại một số bệnh.

– Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giảm đau nhức, làm hết dị ứng và giúp chữa mau lành vết thương.

– Các enzym như oxydaza, Lipaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza,…là các men tiêu hóa tốt, đi vào cơ thể sẽ giúp ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường sức khỏe.

– Nhóm anthraglycoside Anthraquinon chiếm tỉ lệ khá lớn trong thành phần nhựa cây nha đam, có khả năng nhuận trường, giải độc, chống oxy hóa tế bào

3 tác dụng của cây lô  hội

Từ trước  tới nay, nói về tác dụng của cây lô hội nha đam, đa phần chúng ta, đặc biệt là chị em phụ nữ, sẽ nghĩ ngay đến giá trị làm đẹp. Nói một cách đầy đủ thì cây lô hội có 3 tác dụng chính như sau:

1. Cây lô hội là thức giải khát tuyệt vời

– Trong tiết trời nóng bức, những sản phẩm giải khát chế biến từ cây lô hội rất được ưa chuộng. Người ta thường dùng cả cành lá lô hội, gọt lớp vỏ ngoài cho sạch rồi cắt ra từng miếng nhỏ, sau đó dầm hoặc xay nhuyễn với sữa, cho thêm một ít đường và đá để món giải khát thêm hấp dẫn.

– Có thể dùng lá lô hội, gọt vỏ, xắt phần thịt hình hạt lựu rồi bỏ chung vào với các món chè khác để thưởng thức, đó cũng là một trong những cách thường được chú ý.

– Ngoài ra, lá cây lô hội còn được dùng để ăn tươi với nước đường hoặc nấu chè, đặc biệt có nơi lại nấu canh bằng lá lô hội và làm chất đông kết cho một số món ăn khác.

2. Cây lô hội được áp dụng phổ biến cho việc làm đẹp

Cây lô hội được biết đến rộng rãi như một loại làm đẹp thần kỳ, có thể dùng lá cây lô hội cho những việc như:

Trị mụn nhọt: Với những  người muốn dùng cây lô hội để trị mụn nhọt, mụn trứng cá, chỉ cần rửa sạch lá tươi, giã hoặc nghiền nát  rồi đắp lên vị trí cần thiết, để khô, sau đó rửa sạch với nước ấm, vài lần sẽ khỏi.

Trị nám, tàn nhang, làm sáng da: Nói đến tác dụng của cây nha đam với da mặt, bạn cần thực hiện như sau. Rửa sạch thì dùng mát-xa trực tiếp lên vùng da mặt nơi có vết nám, tàn nhang và da xỉn màu, có thể cho thêm một ít nước vo gạo để tối đa hiệu quả. Nếu phương pháp này vẫn không đem lại hiệu quả bạn cần phải tìm những phương pháp điều trị khác như dùng kêt hợp với phương pháp bôi dầu dừa lên mặt hằng ngày hay có thể trị nám bằng laser ở các spa chẳng hạn. Để biết thêm thông tin mời bạn tham khảo tại website http://beyondbeauty.vn/tri-nam-bang-laser-co-het-khong/

Giúp da trắng hồng tự nhiên: Lá lô hội rửa sạch, gọt hết vỏ ngoài, cắt phần thịt thành những miếng nhỏ hình hạt lựu, thêm một ít đường cát và mật ong, đá đập nhỏ, trộn đều. Hỗn hợp này dùng thoa lên mặt hằng ngày.

3. Tác dụng y học của cây lô hội

Ít người biết rằng, cây tác dụng của cây lô hội không chỉ dừng lại ở việc làm thực phẩm và làm đẹp, mà còn mang nhiều giá trị dược lý rất quý giá như:

Trị ho, ho có đờm, ho ra máu: Dùng hoa lô hội phơi khô rồi sắc uống hằng ngày thay nước uống bình thường, sẽ kìm hãm được những triệu chứng trên.

Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp: Các bệnh nhân có thể áp dụng cách này, dùng lá lô hội uống sống hoặc sắc uống, mỗi ngày uống một thang.

Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng: Gọt bỏ hai bên gai của lá, sau đó xắt phần còn lại thành khúc nhỏ, bỏ vào xay cùng với mật ong, dùng uống ngày  ba lần.

Trị viêm loét dạ dày: Mỗi ngày, dùng nhựa tươi của lá lô hội để uống nhiều lần. Cách vài giờ uống một muỗng canh, có tác dụng khi bụng không có thức ăn.

xem thêm tác dụng của một số loại cây lá khác.

>> 8 tác dụng của cây ngũ gia bì

>> 6 tác dụng của cây nhọ nồi

>> 6 tác dụng của cây nhàu

 

Dùng nhiều  cây lô hội có tốt  không?

Mặc dù là một loại cây đa – zi – năng, nhưng với cây lô hội, chúng ta cũng không quên những tác hại khi lạm dụng chúng quá nhiều.

– Nhựa cây lô hội kỳ thực là một loại chứa độc, nếu chế biến đúng cách, dùng với liều lượng vừa phải thì nó giúp ích cho chúng ta, và ngược lại. Tuy không làm chết người nhưng nếu sử dụng quá nhiều lô hội trong một thời gian dài và liên tục thì có thể gây tiêu chảy, ngộ độc, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, sung huyết,…

– Đặc biệt, đối với phụ nữ  mang thai hoặc cho con bú, những người bị bệnh tim, bệnh trĩ,…thì càng phải hạn chế hoặc tránh dùng cây lô hội, vì những thành phần trong đó sẽ có phản ứng với những chất khác gây tổn thương chân dịch và chính khí, làm rối loạn nhịp tim, nguy cơ mang quái thai, chảy máu, lở loét,…

Cây lô hội là một món quà trong tự nhiên, nếu biết cách tận dụng thì nó không khác gì một thảo dược thần kỳ. Những ai đang tìm hiểu về 3 tác dụng chính của cây lô hội hãy đọc kĩ bài viết và chú ý một số điều cần thiết để việc sử dụng cây lô hội có được hiệu quả tối ưu mà không bị ảnh hưởng hoặc trở nên có hại vì những sơ suất, chủ quan của mình.

Xem thêm >> công dụng của lá trầu không trị mụn