Cây hồng rừng được biết đến là một loại cây ăn quả khá phổ biến. Quả hồng với vị ngọt, giòn và có mùi thơm được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ngoài công dụng cho loại quả ngon, hồng rừng còn được sử dụng như một vị thuốc quý trong những bài thuốc đông y và được sử dụng để điều trị khá nhiều căn bệnh khác nhau. Để giúp độc giả có thể hiểu rõ hơn về cây hồng rừng cũng như những tác dụng của loại cây đó, hãy tìm hiểu “8 tác dụng của cây hồng rừng” cùng cayvala.com qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu chung về cây hồng rừng
Mỗi độ thu về, khi đến các tỉnh miền núi phía bắc người ta thường tìm mua những quả hồng ngon ngọt như những món quà dành cho người thân. Quả hồng là một trong những loại quả khá quen thuộc được bày bán ở rất nhiều nơi trên khắp cả nước.
Mô tả: Hồng rừng gồm 2 loại cơ bản hồng ngọt và hồng chát. Loại cây này thường được mọc tự nhiên trong rừng hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai… và nhiều tỉnh thuộc khu vực đồng bằng bắc bộ. Cây hồng thường rụng lá khi ra quả, quả hồng khi chín có màu vàng cam, thịt mềm ngọt.
Loại hồng ngọt thường cho quả có vị ngọt ngay khi chín còn loại hồng chát sau khi thu hoạch thường được ngâm bằng nước hoặc nước vôi trong để làm giảm vị chát.
Thành phần hóa học: Quả hồng là một trong những loại quả giàu dinh dưỡng, với nhiều thịt mềm, giòn ngọt và thơm ngon. Theo nghiên cứu cho thấy, cứ 100g hồng quả có: 0,7g protein; 0,16mg carotene; 19,1mg phôtpho; 10mg canxi, 0,2mg vitamin PP.
Trong lá hồng có chứa nhiều hoạt chất sinh học như: ursolic acid, oleanolic acid, phenol, tinh dầu, flavonoid, rustin, tannin, betulinic acid… và đặc biệt trong lá hồng có lượng vitamin c rất lớn (cứ 100g lá hồng tươi có 704mg vitamin C). Lá hồng còn được sử dụng để làm mứt hay được dùng làm trà…
Công dụng: Trong các bài thuốc đông y người ta sử dụng nhiều bộ phận của cây hồng rừng gồm: lá, thân, rễ, quả… trong các vị thuốc để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Hồng rừng được biết đến với công dụng chủ yếu trong các bài thuốc đông y khá hiệu quả như: làm mát gan, hạ men gan, giải độc gan khi sử dụng quá nhiều bia, rượu, tái tạo tế bào gan… Lá hồng rừng phơi khô được sắc làm nước uống hàng ngày thay trà. Nước hồng rừng có vị thơm, ngọt dịu làm mát gan.
Tác dụng của cây hồng rừng
- Điều trị các bệnh liên quan đến gan
Một trong những tác dụng chủ yếu của cây hồng rừng là vị thuốc rất hiệu quả điều trị một số bệnh về gan: sơ gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc gan, hỗ trợ tiêu độc gan, giúp làm giảm men gan đối với những người thường xuyên sử dụng nhiều bia rượu…
Bên cạnh đó hồng rừng còn được dùng để điều trị một số bệnh như: gan nhiễm mỡ, nhiễm máu, viêm gan B. Hồng rừng còn giúp làm sáng da, chữa nổi mụn, ban ngứa, thanh nhiệt, lợi tiểu…
- Tác dụng trong điều trị bệnh tăng huyết áp
Hồng rừng được sử dụng trong các bài thuốc giúp điều trị các chứng bệnh tăng huyết áp rất hiệu quả. Có tác dụng giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa những chứng bệnh do tăng huyết áp như: tai biến mạch máu não, đột quỵ, phòng ngừa được bệnh trúng gió…
Nguyên liệu: chọn những quả hồng chín tươi, không sâu, không dập
Cách làm: Xay nhuyễn các quả hồng sau đó đem hòa với nước cơm hoặc sữa. Dùng theo đường uống. Nước hồng có vị ngọt, thơm ngon rất dễ sử dụng. Đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp uống ngày 3 lần, mỗi lần ½ chén.
- Điều trị dị ứng
Nguyên liệu: Chọn hái những quả hồng còn xanh, không bị dập, sâu.
Cách làm: Gọt vỏ hồng, lấy 500g thịt hồng sau đó đem xay hoặc giã nhuyễn. Thêm khoảng 1,5 lít nước trộn đều. Đem phơi nắng trong vòng 7 ngày. Đem lọc bỏ bã, đem phơi tiếp trong vòng 3 ngày. Cho dung dịch vào lọ để sử dụng dần.
Lấy bông tẩm dung dịch được làm từ quả hồng xanh, bôi lên vùng da bị dị ứng. Ngày bôi từ 3 đến 4 lần sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Cho đến khi khỏi hẳn những dấu hiệu dị ứng thì dừng.
- Điều trị trĩ nội, đại tiện xuất huyết
Nguyên liệu: Lấy 12g quả hồng được rửa sạch và phơi khô.
Cách làm: Lấy quả hồng khô đêm sắc nước hoặc nấu cùng với cháo. Sử dụng ngày 2 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Hoặc cũng có thể sử dụng 12g quả hồng phơi khô, rang vàng xay thành bột mịn. Sau đó đem hòa cùng nước uống ngày 2 lần.
- Có tác dụng trong chữa chảy máu dạ dày, ho ra máu do mắc lao
Hồng rừng là loại cây thay lá, hàng năm cứ vào mùa thu là hồng rừng cho ra quả cũng là thời điểm lá hồng bắt đầu rụng. Nhặt những chiếc lá hồng rụng đem rửa sạch sau đó phơi khô dưới nắng.
Đem lá hồng đá phơi khô nghiền thành bột mịn, đem uống có tác dụng trong điều trị một số bệnh như: chảy máu dạ dày, ho ra máu do mắc bệnh lao…
Sử dụng bột từ lá hồng nghiền mịn đem hòa với nước uống. Sử dụng ngày 6 g, chia 2 lần mỗi lần 3g vào buổi sáng và tối. Sử dụng liên tục trong khoảng thời gian từ 1 tháng trở lên sẽ thấy dấu hiệu bệnh giảm đáng kể.
- Điều trị bệnh kiết lị, viêm ruột
Hồng rừng còn là một thực phẩm rất tốt cho đường tiêu hóa và điều trị các bệnh như kiết lị, viêm ruột. Lấy hồng đem thái nhỏ, sau đó phơi khô, sao vàng. Rồi đem nghiền thành bột mịn dùng để uống dần. Giúp điều trị hiệu quả các bệnh về đường tiêu hóa.
Cách sử dụng: mỗi lần ngày 5g bột hồng đem hòa cùng với nước, ngày sử dụng 3 lần và dùng kiên trì cho đến khi các dấu hiệu của bệnh khỏi hẳn.
- Điều trị chứng mất ngủ và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Cây hồng rừng còn có tác dụng rất lớn trong điều trị chứng bệnh mất ngủ. Bên cạch đó còn hỗ trợ trong điều trị đối với bệnh nhân bị ung thư thực quản và giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Nguyên liệu: Sử dụng 15 – 20g lá hồng tươi/ngày
Cách làm: Lá hồng tươi mới hái đem rửa sạch, bỏ vào ấm, cho thêm nước vào đun sôi. Sử dụng nước để uống thay trà mỗi ngày. Nước là hồng vừa thơm có vị ngọt dịu, lại không có tác dụng phụ. Nên dùng thường xuyên để có kết quả tốt nhất.
- Chữa nấc cụt
Bệnh nấc cụt tuy không phải là bệnh nguy hiểm tuy nhiên gây khó chịu cho người mắc phải. Khi bị nấc cụt bạn sử dụng 3 – 5 cuống hồng vừa hái, cho thêm 5 lát gừng và 5 – 6g đinh hương (nếu có)
Lấy tất cả nguyên liệu trên đem rửa sạch và sắc thành nước uống. Loại nước này có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị chứng nấc cụt
Cách ngâm rượu hồng rừng để điều trị bệnh gan
Nguyên liệu:
- Sử dụng 1kg quả hồng rừng đã phơi khô
- Chuẩn bị từ 4 – 5 lít rượu trắng (tốt nhất là dùng rượu nếp) nồng độ trên 400
- Chuẩn bị bình thủy tinh để ngâm rượu
Cách làm:
* Cách phơi hồng:
- Chọn những quả hồng có độ chín vừa phải sau đó đem gọt bỏ vỏ rồi cắt thành từng lát dày từ 1 – 1.5cm
- Chuẩn bị một cái mâm hoặc một dụng cụ như mẹt, thúng, nia…đem dải đều phơi ra nắng. Nên phơi khoảng bốn nắng cho đến khi những miếng hồng se lại. Lưu ý khi phơi phải đậy mành hoặc tấm vải xô mỏng để tránh kiến, ruồi, nhặng khi thấy vị ngọt và thơm sẽ bò vào.
- Đem hồng đã phơi qua 4 nắng, đổ vào chảo sao đi sao lại nhiều lần với lửa nhỏ. Sau đó để nguội là ta đã có được những lát hồng khô làm nguyên liệu chính cho những bình rượu hồng
* Cách ngâm rượu
- Cho hồng phơi khô vào bình
- Đổ rượu vào bình theo tỷ lệ: cứ 1 kg quả hồng rừng khô ngâm với 5 lít rượu trắng (nếu là hồng khô mua sẵn ), hoặc ngâm với 4 lít rượu nếu là hồng tự phơi.
- Đậy kín nắp và để trong khoảng thời gian trên 3 tháng là có thể sử dụng được (đối với hồng tự phơi khô), và thời gian từ 4-5 tháng đối với hồng mua sẵn.
Cách sử dụng:
Sử dụng rượu cây hồng rừng thường xuyên có hiệu quả rất lớn trong điều trị các bệnh về gan. Ngày uống 2 lần mỗi lần 1 chén nhỏ, dùng trong các bữa ăn. Nên sử dụng trong thời gian dài từ 2 tháng trở lên để có hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết độc giả sẽ biết thêm được những bài thuốc dân gian hay, đơn giản dễ làm từ những nguyên liệu rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. >> Tham khảo thêm tác dụng của cây nhé>>
10 tác dụng của cây mía thuốc
7 tác dụng của cây lá cách
4 tác dụng của cây nha đam vơi da mặt
Công dụng của củ sả đối với bệnh tiểu đường
Diếp cá có tác dụng gì?