5 tác dụng của cây gối hạc

Cây gối hạc còn được dân gian gọi theo nhiều tên khác nhau như kim lê, bí đại, gối hạc, đơn gối hạc, củ rối, cây mũn, gối hạc đen, củ rối ấn, cây gây bụt phỉ tử, may chia (thổ), tên khoa học Leea rubra Blunne, thuộc họ gối hạc Leeaceae. Bài viết lần này cayvala.com sẽ giới thiệu các thông tin chân thực về 5 tác dụng của cây gối hạc để chúng ta cùng tham khảo và áp dụng trong đời sống.

Cây gối hạc mọc ở đâu?

Tại nước ta thường thấy sinh trưởng ở những chỗ râm mát, trên các khe đồi, hoặc gần suối trong rừng, chịu được ánh nắng, dễ trồng và trồng được bằng cành. Cây gối hạc xuất hiện rộng khắp trong những cánh rừng từ Tây Bắc đến Tây Nguyên, cây mọc dọc đường đi trong rừng khu vực núi đá Hoà Bình, qua các tỉnh miền Trung đến tận Kiên Giang (đảo Phú Quốc), tiêu biểu nhất là vùng Thái Nguyên, Lâm Đồng, An Giang.

5 tác dụng của cây gối hạc

  1. Chữa đau bụng, rong kinh ở phụ nữ

Người ta thu hái gối hạc vào mùa hè, rễ được đào về rửa sạch đem thái lát rồi phơi hoặc sấy khô đem bảo quản, thành phần thu được chính là vị thuốc có tên Gối Hạc. Trong Đông y cho rằng rễ gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết. Do có tác dụng này như vị xích thược nên người ta gọi là nam xích thược, do đó thường được sử dụng chữa đau bụng, rong kinh.Liều thông thường là lấy 15 – 20g rễ, dùng riêng tán bột hay sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Phụ nữ khi sinh đẻ thường lấy rễ gối hạc sắc uống cho khỏe người, ăn uống ngon miệng, đỡ đau mình mẩy.

  1. Hỗ trợ điều trị thấp khớp tính

Người bị thấp khớp tính khi phát bệnh thường đột ngột sưng tấy hoặc nóng đỏ, đau nhức kịch liệt phát sốt hoặc có khát nước, buồn bực khó chịu, rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch phù sác hoặc khẩn. Thông thường như vậy ta sắc thuốc gồm rễ gối hạc,ké đầu ngựa mỗi loại 16g, lá bạc thau(sao vàng), lá cây đơn đỏ(đơn mặt trời), lá cây đơn tướng quân mỗi loại 12g, dây kim ngân(10g) và lá thông(8g).

Nếu tính phong nhiều thì thêm vòi voi (16g), kinh giới (12g).Nếu hàn nhiều thì thêm tỳ giải(16g), thổ phục linh(16g). Sử dụng 600ml nước và đun cạn còn khoảng 200ml để uống trong ngày. Liều như vậy nên uống trước bữa ăn.

  1. Hỗ trợ điều trị thấp khớp mạn tính

Người bị bệnh thấp khớp mạn tính thường có những biểu hiện như của người thấp khớp tính, bệnh sẽ phát từ từ hoặc ở cấp tính chuyển qua mạn tính, đau nhức nhẹ, không sưng hoặc có sưng mà da bình thường không tấy đỏ, không nóng, có khi ngoài da có chỗ tê dại, tay chân co duỗi khó khăn hoặc không vận động được, thay đổi thời tiết thì đau hơn, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng, mạch có khi trầm hoãn, có khi nhu hoãn. Như vậy ta có các bài thuốc sau

Bài 1:

Khu phong, tán hàn, trừ thấp và chú ý đến bồi bổ cơ thể. Sắc thuốc gồm rễ gối hạc nam đằng (sao vàng) 12g, găng bầu 12g, rễ gối hạc 12g, rễ bươm bướm 12g, rễ rung rúc 8g, tơ mành 8g, cử thiên tuế 16g, tầm gửi cây ruối 12g. Ăn kém, gia: ý dĩ 20g. Huyết kém thêm: rễ gấm (vương tôn) 16g.

Bài thuốc chữa chung cho cấp tính và mạn tính: Rễ độc lực (tầm sọng) 240g, rễ và dây lá lốt 120g, rễ cỏ xước 80g, rễ cà gai leo 80g, thiên niên kiện 40g, quế chi 40g, rễ gấc hoặc dây mặt quỷ 80g, rễ rung rúc 80g, rễ bộ nảy.

Cách dùng: Đổ 2 lít nước, sắc lấy 500ml, cho thêm đường và 1/10 rượu vào. Mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần uống trong 10 ngày

Bài 2:

Sắc thuốc gồm rễ gối hạc,rễ bươm bướm, tầm gửi câu ruối, găng bầu, nam đằng (sao vàng) mỗi loại 12g, rễ rung rúc và tơ mành mỗi loại 8g, cử thiên tuế 16(g).Nếu kém ăn thì thêm ý dị (20g). Nếu huyết kém thêm vương tôn (rễ gấm) 16g.Sắc thuốc với 600ml nước và đun cạn còn khoảng 200ml để uống trong ngày. Liều như vậy nên uống trước bữa ăn

  1. Chữa sưng tấy, đau bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối

Do rễ gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết. Do có tác dụng này như vị xích thược nên người ta gọi là nam xích thược, do đó thường được dùng chữa chữa sưng tấy, đau bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối. Như vậy ta có các bài thuốc sau

Bài 1: Lấy rễ gối hạc 40 – 50g sắc uống mỗi ngày

Bài 2: Lấy rễ gối hạc 30g, cỏ xước hay ngưu tất, rễ gấc, tỳ giải, mỗi vị 15g, cũng sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Xem thêm >>

Tác dụng của cây găng gật
7 tác dụng của câu osaka
8 tác dụng của cây phật thủ
9 tác dụng của cây phèn đen

Cách ngâm rượu gối hạc chữa đau nhức xương khớp 

Thời tiết chuyển mùa nhất là vào mùa lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xương khớp xuất hiện đặc biệt là ở người già. Thời tiết lạnh càng làm cho các khớp đang bị bệnh thêm đau nhức, tê, mỏi, khó chịu. Điển hình là những khó chịu trên vùng khớp tay, khớp ngón chân. Để đề phòng ta nên ngâm rượu gối hạc uống, đây là một bài thuốc rất hay lại dễ làm.Có thể lấy 1kg củ cây gối hạc khô hoặc cây gối hạc khô ngâm với 3 – 4 lít rượu, ngâm 1 tháng là dùng được. Ngày uống 2 – 3 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn .Rượu gối hạc thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp và phong tê thấp, như vậy sẽ giúp bệnh thuyên giảm và phòng bệnh đau nhức xương khớp.

Một số lưu ý khi dùng cây gối hạc chữa bệnh

Cây gối hạc không nên dùng cho phụ nữ có thai, người già thận yếu. .

Chú ý, khi ăn hay uống vị gối hạc cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như rượu, cà phê hoặc các loại gia vị khác.

Dùng cây gối hạc nên để ý vấn đề an toàn vệ sinh và tốt nhất bạn nên có sự chỉ định chuyên nghiệp của bác sĩ hoặc dược sĩ để yên tâm điều trị.

Những tin đồn về sự “thần kỳ” của cây gối hạc phải tiếp nhận một cách chọn lọc và cẩn thận để tối ưu hiệu quả sử dụng.