Cây kim tiền thảo là loại cây khá quen thuộc thường được sử dụng như một vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc dân gian. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và biết cách sử dụng loại cây ấy. Để giúp độc giả có thêm những kiến thức về cây kim tiền thảo hãy cùng cayvala.com tìm hiểu “8 tác dụng của cây kim tiền thảo” qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu chung về cây kim tiền thảo
Kim tiền thảo là là một loài thảo mộc thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương, Bàn Trì Liên, Bạch nhĩ thảo… Loài cây này có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb.) Merr thuộc họ đậu.
Cây thường mọc hoang ở những vùng núi thấp tại khu vực trung du của miền bắc từ Nghệ An trở ra. Thường mọc nhiều ở một số tỉnh miền núi như: Hòa Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn…
Mô tả: Cây kim tiền là một loại thảo mộc cao 40 – 80cm, mọc bò. Thân hình trụ rạp xuống, cây có rễ đâm thẳng và mọc đứng. Cành non hình trụ, khía vằn và có lông nhung màu gỉ sắt. Cây có Lá mọc so le bao gồm 1 – 3 lá chét có hình tròn hoặc thuông, lá dài từ 2,5 – 4,5cm, rộng 2 – 4cm, lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên hình bầu dục, mắt chim; mặt trên lá màu lục lờ và nhẵn, mặt dưới có lông trắng bạc và mềm. Hoa mọc thành cụm hoặc thành dưới nách hay ở ngọn. Hoa có màu hồng tím, mỗi chum có từ 2 – 3 bông hoa. Quả thong và hơi cong hình cung gồm ba đốt. Cây thường cho hoa từ tháng 6 – 9, và cho quả từ tháng 9 – 10.
Thành phần hóa học: Trong cây kim tiền thảo có chứa các hợp chất như: polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,… và nhiều hợp chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,…
Công dụng: Cây kim tiền thảo là một thảo dược quý có vị ngọt và tính bình, lợi thấp nên thường được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu độc. Trong cây kim tiền thảo cỏa chứa hoạt chất soyasaponin có tác dụng ức chế sự hình thành của sỏi canxil axalat ở thận. Trong nhiều nghiên cứu người cho thấy cao kim tiền thảo có tác dụng ức chế hình thành tạo sỏi ở chuột cống trắng.
Chính vĩ những có tác dụng đó nên loại cây này là một vị thuốc quý giúp điều trị các bệnh như sỏi niệu, sỏi mật, viêm gan…
Ngoài ra kim tiền thảo làm tăng lưu lượng mạch vành, hạ huyết áp giúp tim đập chậm.
8 tác dụng của cây kim tiền thảo
- Chữa đái ra dưỡng trấp (bạch trọc)
Nguyên liệu:
- Kim tiền thảo, lá tre, mía dò mỗi vị 20g
- Giá đỗ xanh, tỳ giải mỗi vị 16g
- Ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g
Cách làm:
Cho tất cả các nguyên liệu, rửa sạch sắc làm nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống trong thời gian dài sẽ có hiệu quả điều trị rất tốt.
- Chữa bệnh viêm thận, phù thận, viêm gan
Nguyên liệu: Kim tiền thảo 40g, dành dành 10g, ngưu tất 20g, mộc thông 20g, chút chit 10g.s
Cách làm: rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào ấm thêm nước và sắc làm nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống làm nhiều lần trong ngày. Uống trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả rất tốt trong điều trị các bệnh viêm thận, phù thận, viêm gan.
- Chữa sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu là một dạng cấu trúc phức tạp được hình thành từ nhiều hợp chất như canxi, phốt pho, amon, urat… một loại bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và là một trong những nguyên nhân gây suy thận mãn tính.
Với khả năng làm tan sỏi mạnh mẽ, kim tiền thảo còn có tác dụng làm loãng nước tiểu, ngừng sự phát triểng của các viên sỏi. Bào mòn các viên sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn” nên kim tiền thảo được coi là vị thuốc chủ yếu trong các bài thuốc điều trị sỏi đường tiết niệu rất hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 40g Kim tiền thảo, 20g mã đề, 20g tỳ giải.
- Trạch tà, uất kim, ngưu tất mỗi vị 12g
- Kê nội 8g
Cách làm: rửa sạch các nguyên liệu cho vào ấm và sắc làm nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa sỏi niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu
Để điều trị sỏi niệu kèm theo các triệu chứng bội nhiễm sử dụng 40g Kim tiền thảo, 20g mã đề, 20g tỳ giải,Trạch tà, uất kim, ngưu tất mỗi vị 12g, kê nội 8g sắc làm nước uống mỗi ngày 1 thang.
Hoặc có thể dùng 40g Kim tiền thảo, 20g mã đề, sinh địa, đạm trúc diệp (cỏ lá tre) mỗi vị 16g, mộc thông, kê nội kim, cam thảo (sao cháy) mỗi vị 8g. Sắc làm nước uống ngày 1 thang.
Khi bị đái ra máu thêm 16g cỏ nhọ nồi, 12g tiểu kế. Nếu đau nhiều, thêm một số loại như ô dược, uất kim, diên hồ sách, mỗi vị 8g.
- Chữa sỏi niệu gây sung huyết, chảy máu
Để điều trị sỏi niệu gây sung huyết, cháy máu người ta sử dụng 40g kim tiền thảo, 20g mã đề, 16g ý dĩ, 12g ngưu tất. Uất kim, chỉ xác, đào nhân, đại phúc bì, kê nội kim mỗi vị lấy 8g.
Rửa sạch các loại thuốc trên, cho thêm nước sắc làm nước uống ngày 1 thang.
- Điều trị sỏi đường mật
Để điều trị sỏi đường mật theo đông y người ta sử dụng bài thuốc từ cây kim tiền thảo như sau: 30g kim tiền thảo, 15g chỉ xác (sao), xuyên luyện tử, sinh địa hoàng, hoàng tinh mỗi vị 10g sắc làm thuốc uống ngày 1 thang, uống trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả điều trị rất cao.
Ngoài ra người ta có thể sử dụng bài thuốc khác cũng đem lại hiệu quả không kém bài thuốc trên: Kim tiền thảo, cỏ xước và rau má tươi mỗi vị 20g; hoạt thạch, củ gấu, vảy tê tê mỗi vị 12g; nghệ vàng, hải tảo, mỗi vị 8g, kê nội kim 6g. trộn tất cả các vị thuốc trên, rửa sạch và sắc thành thuốc uống ngày 1 thang.
- Điều trị viêm túi mật, sỏi túi mật và đường dẫn mật
Để điều trị viêm túi mật, sỏi túi mật và đường dẫn mật có thể áp dụng bài thuốc sau. 40g Kim tiền thảo, 40g nhân trần; sài hồ, mã đề, mỗi vị 16g, chi tử 12g; chỉ xác, uất kim, mỗi vị 8g, khổ luyện tử 6g, đại hoàng 4g. Rửa sạch và thêm nước sắc làm thuốc uống, mỗi ngày uống 1 thang. Uống trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả cao.
- Trị bệnh trĩ:
Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến thường xảy ra với hậu môn và trực tràng.Căn bệnh này thường gặp ở những người phải đứng hoặc ngồi quá lâu, và bị táo bón trong thời gian dài. Theo dân gian bệnh này còn được gọi với tên khác “bệnh lòi dom”. Bệnh trĩ gồm 2 dạng: trĩ nội và trĩ ngoại.
Để điều trị bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian người ta sử dụng bài thuốc từ cây kim tiền thảo gồm: 100g kim tiền thảo tươi (hoặc có thể thay bằng 50g kim tiền thảo khô), sắc thành thuốc uống. Bài thuốc này đã được áp dụng thử nghiệm với rất nhiều ca mắc trĩ và đem lại hiệu quả rất tốt, có nhiều người chỉ uống từ 1 đến 3 thang đã giảm hẳn hiện tượng sưng đau do bệnh trĩ gây nên.
Một số bài thuốc làm tan sỏi để chữa sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không đái buốt, đái dắt, đái ra máu:
– Bài thuốc thứ 1: Sử dụng 20g Kim tiền thảo; đảng sâm, mã đề, mỗi vị 16g; trạch tả, ý dĩ, mỗi vị 12g; bạch truật, phục linh, ba kích, kê nội kim, thỏ ty tử, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Bài thuốc thứ 2: Kim tiền thảo 40g, ngải cứu 16g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Bài thuốc thứ 3: Kim tiền thảo, hạt mã đề, bạch mao căn, mỗi vị 20g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Những bài thuốc trên đều là những phương pháp đông y rất hiệu quả giúp mau tan sỏi trong điều trị các bệnh như sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không đái buốt, đái dắt, đái ra máu…
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc đông y phải kết hợp với việc khám xét, siêu âm, chụp chiếu bằng những máy móc của y học hiện đại. Nếu sử dụng mà không thấy đỡ hoặc sỏi niệu quản gây ứ nước, ứ mủ ở thận thì phải tiến hành can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi. Sauk hi phẫu thuật vẫn có thể tiếp tục sử dụng những bài thuốc trên để tránh sỏi tiết niệu được hình thành và tái phát trở lại.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cây kim tiền thảo cùng những tác dụng hữu ích của cây. Hy vọng rằng qua bài viết độc giả được trang bị thêm những kiến thức trong điều trị một số bệnh từ những loại cây quen thuộc. Góp phần nâng cao sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình.
Mời bạn xem thêm nhiều tác dụng hay của cây, lá, củ… ở đây nhé >>
9 tác dụng của cây mã đề
Tác dụng của cây lá lốt
Tác dụng của cây hồng ngọc
Tác dụng của cây hà thủ ô