Lá trầu không trị mụn có tốt không? Có hết không?

Trầu không là một loại lá rất quen thuộc trong văn hóa Việt Nam cũng như trong đời sống của mỗi người dân. Ngoài công dụng là thức ăn (cùng với vôi và cau), lá trầu không còn được biết đến với công dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Trong số những tác dụng của lá trầu không thì có thể nhiều người đã nghe nói về khả năng trị mụn nhọt và một số vấn đề về da.Vì thế chúng rất được chị em phụ nữ quan tâm. Tuy vậy thực chất thì trị mụn bằng lá trầu không có tốt không, có hết không vẫn là một điều cần được chứng minh. Chúng ta cùng tìm câu trả lời nhé.

Đặc tính và khả năng trị mụn của lá trầu không

Lá trầu không vốn được biết đến như một vị thuốc nam thần kì chữa khá nhiều bệnh như mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm da… Lá trầu thường chứa rất nhiều chất béo, muối khoáng, Carbohydrate, Caroten, Canxi, Niacin, Tanin, Thiamin, Riboflavin, Điataza, Vitamin C, tinh dầu… Đặc biệt trong lá trầu còn chứa một dạng Phenol tên là Chavicol. Hoạt này có khả năng khử trùng rất tốt, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm da trong đó có cả mụn trứng cá. Ngoài ra, lá trầu không còn có tác dụng đẩy lùi Melamin trị nám và tàn nhang hiệu quả.

Lá trầu không thực sự không quá khó tìm bởi bạn có thể tìm mua ở chợ. Nhiều gia đình còn có thói quen trồng trầu để trang trí hoặc để phục vụ cho việc ăn trầu. Chỉ một vài lá trầu mỗi ngày, không quá tốn kém, bạn đã có thể có được một phương pháp trị mụn cho riêng mình.

Trị mụn bằng lá trầu không có tốt không? Có hết không?s

Lá trầu chỉ có tác dụng khử trùng và loại bỏ lớp bụi bẩn trên da nên nó chỉ có thể ngăn ngừa mụn và hạn chế sự việc viêm nhiễm trên da. So với nhiều cách trị mụn bằng phương pháp dân gian thì phương pháp loại bỏ mụn bằng lá trầu không đem lại hiệu quả tốt bằng. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm, bởi phương pháp này rất an toàn và không ảnh hưởng gì đến da.

Các cách trị mụn bằng lá trầu

Cách 1: Rửa mặt trị mụn với nước lá trầu không

Đem lá trầu không rửa sạch, sau đó vò nát rồi cho vào cốc nước sôi rồi đậy nắp lại. Sau khi rửa mặt sạch bằng nước ấm, lau khô mặt và chờ cho nước nguội đến khi còn âm ấm thì đem nước này rửa mặt. Lau mặt trong khoảng từ 2 – 3 phút, sau đó dùng khăn thấm khô nước lá trầu. Để nguyên vậy và không rửa mặt lại để cho các tinh chất của lá trầu thấm sâu vào da. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng từ 2 – 3 lần /tuần đối với da dầu và 1 – 2 lần/tuần đối với da khô, da thường.

Cách 2: Trị mụn bằng lá trầu không

Đem lá trầu không rửa sạch rồi đem giã nát với chút muối, vắt lấy nước cốt. Đem hôn hợp này bôi lên vùng da bị mụn và chờ nước lá trầu không khô lại thì rửa lại với nước sạch. Cách này chỉ áp dụng để loại bỏ mụn cám, mụn đầu đen. Còn đối với các loại mụn bọc mủ thì chỉ có thể giảm sưng và viêm.

Cách 3: Mặt nạ trị nám, tàn nhang

Đem lá trầu không rửa sạch và ngâm trong muối loãng, sau đó vớt ra để ráo nước.

Tiếp tục cho nắm lá trầu không vào nồi nước luộc rồi tiếp tục rồi cũng vớt lá trầu không đã chín ra. Đem cho lá trầu vào máy xay nhuyễn cùng một chút nước luộc. Đem hỗn hợp này ra, bắc lên bếp đun cho đến khi được hỗn hợp sền sệt. Cuối cùng, cho hỗn hợp vào hũ kín rồi bỏ trong tủ lạnh là hoàn thành.

Xem thêm cách trị mụn đơn giản từ cây nhà lá vườn >> https://caynhalavuon.net/p/tri-mun-bang-cay-ma-de-tot-khong.html

Cách sử dụng

Lấy ra một thìa đủ dùng rồi thoa đều lên vùng da bị nám, tàn nhang. Dùng lên tục trong vòng 10 ngày, mỗi ngày một lần để cải thiện tình hình. Sau đó, giảm tần suất sử dụng đến 1 – 2 lần/tuần để ngăn ngừa mụn và tránh tình trạng hình thành mụn, tàn nhang lại.

Sau mỗi lần thoa hỗn hợp lá trầu không xay lên mặt, bạn để cho thấm và khô da mặt, sau đó rửa mặt với nước sạch và lau khô. Nên làm vào buổi tối hoặc trước khi ngủ trưa để da được thẩm thấu trong thời gian thư giãn và lâu một chút, hiệu quả sẽ tốt hơn. Không nên vừa thoa xong đã đi ra đường ngay vì khói bụi, ô nhiễm sẽ làm phản tác dụng trị liệu.

Thông thường thuốc trị mụn bào chế bằng lá trầu không ngay tại nhà nên dùng ngay và không nên để qua thời gian quá 1 tuần. Nếu thấy dung dịch có xuất hiện một dấu hiệu nào hư hỏng hay quá hạn thì không nên dùng. Bởi vì chúng không chỉ mất tác dụng mà thậm chí còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến làn da và sức khỏe của bạn.

Một số lưu ý cần thiết

Lá trầu không có tính sát khuẩn rất mạnh nên có thể gây ra tình trạng khô da hơn bình thường. Vì thế, dù ưa phương pháp làm đẹp này như thế nào, bạn cũng chỉ nên áp dụng cách này từ 1 – 2 lần trong tuần.

Dùng cách 2, 3 phối hợp với rửa mặt bằng lá trầu không để tăng hiệu quả điều trị mụn và trị thâm do mụn.

Nên sử dụng phối hợp với kem dưỡng ẩm hay các loại mặt nạ thiên nhiên như đắp mặt nạ khoai tây,  hay những tác dụng làm đẹp của bột đậu đỏ đối với da mặt kết hợp với nước hoa hồng để duy trì độ ẩm cho da. Sử dụng lá trầu không thường xuyên có thể giúp da khô thoáng hơn. Đồng thời, lá trầu không có tác dụng se khít lỗ chân lông và giảm bã nhờn trên da mặt, làm hạn chế sự hình thành của mụn trên da.

Mặt nạ lá trầu không có tác dụng làm trắng cao và bào mòn da mặt nên bạn nhớ dùng kem chống nắng bảo vệ da mỗi khi ra ngoài. Nên nhớ, chỉ nên áp dụng trên vùng da có mụn, nám hạn chế đắp lan ra vùng da bình thường.

Thời gian an toàn để đắp lá trầu không trên mặt là từ 10 – 15 phút cho mỗi lần. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng một lần, mỗi tuần đắp mặt từ 1 – 2 ngày.

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày của mình. Hạn chế những đồ ăn ngọt, thức ăn cay và thói quen thức khuya bởi điều này sẽ làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây mụn.

Với cách trị mụn trên mà không hết mụn thì bạn thử trị mụn ở spa , nên lựa spa tốt nhất uy tín để bạn luôn hài lòng nhé xem nhiều hơn tại >> http://beyondbeauty.vn/spa-tri-mun-tphcm/

Trên đây là phần trả lời cho câu hỏi Trị mụn bằng lá trầu có tốt không? Có hết không? Hi vọng những điều trên sẽ có ích với bạn trong việc chăm sóc da và làm đẹp. Cảm ơn bạn đã theo dõi.