9 tác dụng của cây mã đề

Cây mã đề có tên khoa học là  Plantago asiatica L, còn gọi là mã tiền á, xa tiền, là một chi chứa khoảng 200 loài thực vật có kích thước nhỏ, được gọi chung là mã đề. Ngoài việc được dùng trong ẩm thực, có mặt trong nhiều món ăn ngon của người dân Việt Nam, ít ai biết rằng cây mã đề còn có những tác dụng đáng kể khác. Hãy cùng cayvala.com điểm qua 9 tác dụng của cây mã đề qua bài viết sau đây.

Sơ lược về cây mã đề

Cây sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá, hoa lưỡng tính. Các loài mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu Á, Úc, New Zealand, Châu Phi và Châu Âu. Nhiều loài trong chi phân bổ rộng khắp thế giới như là một dạng cỏ dại. Ở Việt Nam cây mã đề lá lớn được trồng phổ biến để làm rau và cây mã đề lá nhỏ mọc hoang dại trên khắp cả nước chủ yếu được dùng làm thuốc.

Cây mã đề được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ những vùng ẩm ướt ở đồng bằng, vùng ven biển cho đến các khu vực bán sơn địa và vùng núi cao.

9 tác dụng của cây mã đề

Mã đề có khá nhiều công dụng, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn.

  1. Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể bị nhiệt

Cây mã đề có tính mát, vì vậy có thể giúp cơ thể điều hoà, giải nhiệt. Chúng ta dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói, nếu ăn nhiều sẽ giúp mắt sáng, đồng thời làm cơ thể mát mẻ. Hoặc có thể dùng rau mã đề bằng cách lấy một nắm to rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng , dùng thêm cỏ mực cho hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày.

  1. Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy
    Với trẻ nhỏ bị sởi dẫn đến tiêu chảy, cần dùng hạt mã đề, sao qua và sắc uống, nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông hoặc có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông. Ngoài ra, còn có thể dùng mã đề tươi 1hay 2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm, sau đó sắc đặc, uống mỗi ngày một thang. Như vậy trẻ sẽ sớm khoẻ lại.
  2. Chữa sỏi niệu

Để chữa sỏi niệu, dùng hạt mã đề 12 đến 40g, kim tiền thảo 40 g, thạch vĩ  20 đến 40 g, hoạt thạch 20 đến 40 g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 g, sắc uống mỗi ngày một thang.

  1. Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ
    Trẻ nhỏ thường hay bị chốc, lở, ta nên dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ ,nấu với 100g đến 150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên còn phòng được bệnh chốc lở.
  2. Chữa chứng sốt xuất huyết

Vào mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết thường lan trên diện rộng. Ta có thể dùng mã đề tươi 50g , củ sắn dây 30g  với nước 1 lít, sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày . Cứ uống như vậy 3 ngày, các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần. Như vậy triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

  1. Chữa chứng phổi nóng và ho dai dẳng

Theo như sách “Dã thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp” có ghi cách chữa này: Lấy khoảng 20g  đến 50g (khoảng một nắm) rau mã đề tươi rửa sạch cho vào siêu (đổ nước nửa nồi sắc nhỏ lửa lấy 1 bát) sắc kỹ, chia làm 3 lần và uống hết trong ngày, cách 3 giờ uống một lần và nhớ uống nóng.

  1. Trị chảy máu cam

Để chữa bệnh chảy máu cam, cần dùng rau mã đề tươi mang rửa sạch và giã nát, tẩm vào ít nước, vắt lấy nước cốt uống. Người chảy máu cam nên nằm yên trên giường để gối cao đầu, bã mã đề thì đắp lên trán, nếu chảy nhiều cần dùng bông sạch nút bên mũi chảy, uống khoảng vài ngày sẽ khỏi.

  1. Trị cao huyết áp

Để điều trị bệnh cao huyết áp, nên dùng 30g mã đề tươi, 20g hạ khô thảo, 12g ích mẫu thảo, 12g hạt mồng (sao đen) cho vào siêu, sắc nhỏ lửa, uống trong ngày. Nếu uống thường xuyên sẽ giúp chứng cao huyết áp thuyên giảm đáng kể.

  1. Trị mụn nhọt và bỏng

Cây mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng. Thuốc dạng dầu chế từ bột mã đề khi đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đỡ mưng mủ và viêm tấy. Còn thuốc mỡ bào chế từ cao đặc mã đề đã được sử dụng để điều trị các ca bỏng đạt kết quả tốt. Người bệnh sẽ cảm thấy mát, dễ chịu, không xót, không nhức buốt, dễ thay bông và bóc gạc. Vết bỏng cũng đỡ nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi.

Xem thêm tác dụng của những loại cây, trái khác tại đây >>

Tác dụng của cây hương nhu
Tác dụng của cây kim tiền
Tác dụng của cây huyết đằng
Tác dụng của cây gừng gió

Một số lưu ý khi dùng cây mã đề 

Cây mã đề không nên dùng cho phụ nữ có thai, người già thận yếu hay đi tiểu về đêm. Đối với trẻ nhỏ, nếu dùng mã đề để điều trị ho cho trẻ, sẽ hay gây ra hiện tượng đái dầm ở trẻ.

Những người đi tiểu nhiều, táo bón, thận hư, dương khí hạ giáng thì không nên dùng mã đề.

Cần tránh nhầm lẫn với cây mã đề nước, loại cây màu tía, cây thủy sinh chỉ hay dùng đề làm cảnh.

Chú ý, khi ăn hay uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như rượu, cà phê hoặc các loại gia vị khác.