Cây me thúi có tác dụng rất lớn trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những tác dụng đó như thế nào? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những tác dụng của cây me thúi chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết “5 tác dụng của cây me thúi” cùng cayvala.com nhé.
Các đặc điểm của cây me thúi
Cây me thúi được trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới ở Châu Mỹ và Châu Á như: Việt nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines… Cây me thúi có tên khoa học là Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth, là cây thuộc họ Đậu.
Ở Việt Nam cây được trồng nhiều ở các tỉnh tây nguyên và khu vực duyên hải miền trung đến nam bộ. Cây me thúi có nhiều gai ở cả thân và cành nên chống được những loại động vật phá hại. Nên còn được trồng làm hàng rào ở các nhà dân.
Bên cạnh đó cây me thúi là loại cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, lá rụng xuống còn giúp cải tạo được chất đất, cành ngắn nhỏ nên chống chọi được gió báo nên còn được trồng làm vành đai phòng hộ trong các khu vực sản xuất nông nghiệp.
Hình dạng: Cây này còn được gọi với nhiều tên khác như: cây Me keo, cây Me tây, cây Găng tây. Cây me thúi là cây đại mộc có thể cao đến 10m, thân và cành đều có lá gai. Lá me thúi mọc so le nhau, lá cuống chính dài từ 2 – 3cm, phân thành 2 cuống nhỏ mỗi cuống mang hai lá chét, có phiến lá lệch hoặc tù.
Cây có hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả dài từ 5 – 8cm, rộng 1cm, xoắn cong keo làm 2, 3 lần giữa các hạt. ở giữa có hạt màu đen bóng bên ngoài có áo hạt (cơm hạt) khi chín ăn có vị bùi và béo ngậy. Hoa thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 3, quả có từ tháng 4 đến tháng 7.
Thành phần hóa học: Trong cây me thúi có chứa thành phần của các hợp chấ như Saponin, Sterol glucoside B, Sterol glucoside A, Hexacosanol, Valine, asparagines; flavone được phân lập từ những hạt. glucose có nhiều trong quả; Α-spinasterol glucoside tập trung nhiều ở vỏ cây. Afzelin và quercitrin có nhiều trong thân cây. Ngoài ra còn có Tannin, dầu cố định và nhiều hợp chất khác.
Công dụng:
Cây me thúi là loại cây xanh, thân gỗ đa tác dụng thường được trồng làm bóng mát và làm cảnh.
Hoa me thúi cho loại phấn là nguồn thức ăn đặc biệt thơm ngon cho các loài ong hút mật. Mật ong hút từ hoa me cho hàm lượng dinh dưỡng cao.
Quả me là thực phẩm quen thuộc, để chiên,xào nấu cho nhiều món ăn. Quả chín có vị ngọt, bùi còn được dùng để làm nước giải khát giúp thanh nhiệt cơ thể.
Vỏ cây me Thúi có chứa Ta-nanh, nguyên liệu chính tạo nên thuốc nhuộm màu vàng. Bên cạnh đó vỏ cây me còn là vị thuốc trong điều trị một số bệnh thông thường.
Lá me có chứa hàm lượng kháng khuẩn cao nên thường được dùng trong điều trị các vết sưng, đau bầm tấy.
Các tác dụng đặc biệt của cây me thúi
- Điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa
Có rất nhiều bệnh liên quan đến tiêu hóa như: Đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng gây cho người mắc phải cảm giác khó chịu. Để điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa người ta sử dụng một nắm lá me thúi sắc lấy nước uống, có thể uống đặc hoặc loãng tùy mỗi người. Uống từ 3 – 5 ngày cho đến khi khỏi hẳn. Nước lá me thúi có vị đắng, tính mát lành tính giúp điều trị hiệu quả các bệnh về đường tiêu hóa.
- Cây me thúi có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các bệnh về gan
Bệnh gan là bệnh rất khó chữa, và khiến người mắc phải chịu rất nhiều hao tổn về tài chính mà hiệu quả không cao.Sau đây là bài thuốc dân gian trong điều trị và hạn chế quá trình phát triển của bệnh về gan như: men gan cao, viêm gan B,C
Sử dụng cây cho đẻ (lấy cả cây, rễ và lá), cây cỏ xước và thân cây me thúi, kết hợp với rễ cây mướp gai, trái dứa dại. Dùng để sắc nước uống hàng ngày, mỗi ngày uống 2 chén/2 lần. Nếu điều trị kèm cùng thuốc tây thì uống cách nhau 2 giờ. Uống liên tục từ 3 tháng đến1 năm để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Tác dụng giảm đau, chống viêm sưng, kháng khuẩn
Các chất glycoside flavonol trong cây me thúi xác nhờ đó giúp cây có khả năng chống viêm sưng và kháng khuẩn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong cây me thúi có chứa dung dịch trích trong méthanol nên có tác dụng rất lớn và hiệu quả trong việc chống viêm sưng và giảm đau so với các loại thuốc tiêu chuẩn chống viêm và giảm đau được bày bán trên thị trường.
- Điều trị bệnh đái tháo đường
Bệnh tháo đường là triệu trứng ban đầu của những người có nguy cơ bị tiểu đường. Nó có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh đái đường có thể được điều trị hiệu quả bằng vỏ cây me thúi.
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng trong lá già của cây me thúi có chứa hoạt chất hoạt động như Insulin làm ức chế sự phát triển của bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy Sử dụng từ 10 – 20g lá me thúi tươi sắc nước uống hàng ngày giúp hạn chế được lượng đường trong máu. Uống liên tục thuốc này sẽ đem lại hiệu quả cao.
- Điều trị viêm nang lông kéo dài
Bệnh viêm nang lông là bệnh ngoài da, có các biểu hiện như: Trên vùng da, đặc biệt là da đầu, mặt, lưng, đùi, cánh tay… xuất hiện nhiều đốt sần, gây ngứa ở vùng nang lông.
Để điều trị bệnh viêm nang lông kéo dài Sử dụng khoảng 300g vỏ rễ tươi cây me thúi, trà khô một nắm nhỏ, gừng tươi 9 lát mỏng. Cho tất cả vào nồi, thêm 3 cốc nước đầy, sắc vừa lửa cho đến khi còn 1 bát nước. Ngày uống 1 lần sau bữa ăn chiều, uống khi thuốc còn nóng. Làm như vậy từ 7 – 10 ngày và không nên dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong thời gian uống thuốc. Sẽ đem lại hiệu quả cao. >> bạn có thể tham khảo thêm tác dụng của những cây khác tại đây nhé >>
9 Tác dụng của cây mã đề
11 Tác dụng của cây lạc tiên
2 Tác dụng của cây kim tiền thảo
9 tác dụng của cây khổ sâm
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc, qua đó giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về những Tác dụng của cây me thúi. Hi vọng các bạn có thể vận dụng một cách khoa học các tác dụng đó để điều trị các bệnh như trên. Nếu trong quá trình điều trị có thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể do phản ứng thuốc thì hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ nhé.