Cây đủng đỉnh mọc ở vài vùng quê trên khắp nước ta. Có người đã nghe tên nhưng chưa thấy trực tiếp bao giờ, nhiều người lại gần gũi với loại cây này nhưng chưa hề biết đến công dụng của trái đủng đỉnh, đặc biệt là khi được ngâm rượu. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cây đủng đỉnh và tác dụng chữa bệnh của trái cây đủng đỉnh ngâm rượu, cayvala.com sẽ giới thiệu qua bài viết sau đây để không bỏ qua những công dụng đáng kể của chúng và biết tận dụng một cách khoa học.
Một vài thông tin sơ lược về cây đủng đỉnh
Cây đủng đỉnh còn có tên gọi khác là cây móc hay cây đùng đình, thuộc họ cau, có tên khoa học là Caryota mitis, xuất xứ từ các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở các vùng quê đất cứng hơi ẩm hoặc miền núi, đặc biệt la vung Đông Nam Bộ. Gần đây người ta biết đến cây đủng đỉnh với các công dụng trong cuộc sống mà trước đây chưa được khai thác đầy đủ.
Với những người chưa bao giờ trông thấy cây đủng đỉnh thì có thể hình dung như sau: cây đủng đỉnh có thân thẳng trụ, nhỏ bằng khoảng cây cau, cây càng lớn tuổi thân càng cao nhưng bề to ngang thay đổi không nhiều. Cây đủng đỉnh sống được đến 40 năm.
Lá của cây đủng đỉnh là loại kép lông chim, hình dạng tương tự lá dừa, mọc so le nhau. Hoa đủng đỉnh mọc theo chùm lớn, rủ xuống và phát triển dần thành buồng như hoa cau, khá đẹp mắt. Mỗi cụm hoa có 5 – 6 bông mo, dài khoảng 30 cm mang hoa dày đặc. Khi hoa mang trái thì gọi là buồng trái, mỗi chùm hoa là một buồng. Quả đủng đỉnh mọc ở buồng trưởng thành, quả hình cầu, đường kính khóng 1,5 cm, vỏ nhẵn màu đen, mỗi quả chứa một hạt.
Người ta nhân giống cây đủng đỉnh bằng cách gieo hạt hoặc tách các bụi cây nhỏ. Cây sinh trưởng chậm hoặc trung bình, ưa ánh sáng và không cần quá nhiều nước để sống và phát triền.
Lá đủng đỉnh thường được dùng để trang trí ở cổng cho đẹp trong các buổi lễ hội hoặc đám cưới, hỏi ở nhiều vùng quê. Nó cũng là một nét văn hóa khá đẹp của người dân miền quê Nam Bộ. Ngoài ra, người dân còn tận dụng lá đủng đỉnh để làm chổi quét sân hoặc treo trong chuồng gia súc để trừ xui xẻo theo quan niệm dân gian.
Tác dụng chữa bệnh của trái cây đủng đỉnh ngâm rượu
Trái đủng đỉnh khi còn non thì có màu xanh, khi già thì tròn hơn và có màu cam, dần chuyển sang tím đậm, đỏ tươi khi chín, màu không ổn định mà biến đổi theo thời kỳ phát triển của cây.
Trái cây đủng đỉnh được đem ngâm rượu để làm thuốc điều trị được một số bệnh như:
– Các vấn đề về tiêu hóa: Hệ tiêu hóa không khỏe, có bệnh hoặc vấn đề như đau bụng đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy, hay đau vặt,… thì người ta dùng rượu trái đủng đỉnh uống vào để cải thiện tình trạng.
– Hỗ trợ điều trị bệnh cơ, xương, khớp: Những người bị đau nhức tay chân, đau lưng, mỏi gối,… có thể uống rượu này hoặc dùng rượu thoa trực tiếp lên chỗ đau để giảm tình trạng sưng tấy, đau đớn và viêm trong xương khớp.
– Tác động tốt cho não bộ: Rượu đủng đỉnh có thể được dùng thay thế hoặc bổ sung cùng các loại thuốc có tác dụng bổ não, giúp lưu thông máu huyết một cách hiệu quả mà không cần phải tốn quá nhiều tiền cho mục đích này.
Xem thêm tác dụng của những laoị trái, cây ở đây =>
=> Ăn dưa leo có tác dụng gì?
=> Rau khoai lang có tác dụng gì?
=> Đau dạ dày uống sữa đậu nành được không
Cách làm rượu đủng đỉnh trị bệnh
Đầu tiên, hãy chuẩn bị nguyên liệu như sau:
(Lưu ý: các số liệu có thể linh hoạt theo mục đích sử dụng của bạn hoặc lượng rượu mà bạn cần)
- Khoảng 5kg quả đủng đỉnh. Nên chọn cả trái xanh và trái chín để có hiệu quả tốt nhất nhờ các hợp chất khác nhau.
- Nửa kg đường phèn hoặc đường cát trắng tùy ý thích. Lượng đường cũng có thể theo khẩu vị, không nhất thiết phải theo công thức.
- 2 lít rượu nếp ngâm có nồng độ trên 40 độ, hoặc rượu gạo nhưng tốt nhất nên đạt chất lượng và nồng độ yêu cầu.
- Một chiếc bình có dung tích phù hợp với lượng rượu như bạn dự kiến, không nên chọn bình quá to hoặc quá nhỏ.
Tiếp theo, chúng ta tiến hành ngâm rượu theo các bước:
– Rửa sạch số quả đủng đỉnh đã chọn một cách nhẹ nhàng để quả không bị dập, vỡ và chảy nước, sau đó để ráo nước.
– Bỏ lượng quả đủng đỉnh đã sạch vào thau, cho đường phèn hoặc đường cát trắng vào bóp chung, không cần quá nát.
– Sau khi bóp, cho hỗn hợp vào bình, đậy kín nắp, để khoảng 4 – 5 ngày để quả lên men. Nên chú ý nắp vệ sinh sạch sẽ.
– Sau khi lên men, cho rượu vào ngâm khoảng 1 tháng là có thể đem ra sử dụng. Bạn nên để bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh côn trùng và độ ẩm quá cao, nhiệt độ khoảng 25 độ C là tốt.
Khi dùng rượu đủng đỉnh cần lưu ý một số điều sau
Các đối tượng là trẻ em, người già trên 60 tuổi và những người có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thì cần thận trọng khi sử dụng trái đủng đỉnh ngâm rượu để trị bệnh. Bởi vì đôi khi cơ thể có phản ứng không tốt để kháng lại tác dụng của rượu, hơn nữa người có sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện (như trẻ em) lại càng đáng quan tâm.
Không nên dùng những quả đủng đỉnh bị hư hỏng, có dấu hiệu mốc, thối để ngâm rượu trị bệnh, chúng sẽ làm giảm đi tác dụng chữa bệnh của bài thuốc và gia tăng nguy cơ tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rượu sau khi ngâm cần được bảo quản cẩn thận, đậy kín nắp để hạn chế hơi gió cũng như sự xâm nhập của các loại côn trùng, bụi bặm làm cho mất vệ sinh và nguy hiểm cho người dùng.
Nếu thoa rượu lên da (các trường hợp chữa đau xương khớp) thì nên tránh vết thương hở và các loại mụn, loét, viêm, mưng mủ, chảy máu,…
Quả đủng đỉnh có thể gây ngứa hoặc nặng thì gây phỏng nếu trực tiếp sử dụng, nên khi dùng phải hết sức chú ý điều này để tránh tác dụng không mong muốn và những hậu quả đáng tiếc.
Để có được hiệu quả như mong muốn khi dùng rượu ngâm từ trái đủng đỉnh để trị bệnh, hãy hỏi ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ để có lời khuyên chính xác và giảm thiểu rủi ro.
Qua bài viết, hi vọng chúng ta đã giải đáp được thắc mắc Tác dụng chữa bệnh của trái cây đủng đỉnh ngâm rượu là gì và biết cách chế biến một bình rượu đủng đỉnh chất lượng để gia đình sử dụng một cách an toàn, hiệu quả nhất.