4 tác dụng của cây huyết đằng

Cây huyết đằng, hay còn gọi là cây máu chó hay thuyết đằng, hoạt huyết đằng, dây máu người, đại huyết đằng, cửu tằng phong, huyết phong, quá chương long,… tùy theo mỗi vùng miền và lĩnh vực y học. Đây là một loài thực vật phổ biến ở nhiều nơi trên khắp nước ta và được biết đến như một thảo dược chữa được nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, máu huyết và rất tốt cho sức khỏe nên được dùng trong việc hỗ trợ bồi bổ dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên sự thật như thế nào, không phải ai cũng rõ. Hôm nay chuyên mục xin giới thiệu tới bạn đọc chủ đề tác dụng của cây huyết đằng để hiểu thêm về loài cây này, mời cùng tham khảo.

Cây huyết đằng là gì? các đặc điểm của cây huyết đằng

Huyết đằng là thực vật thuộc họ đậu, họ khoa học là Cánh Bướm (Fabaceae), được nhiều thông tin lan truyền cho rằng đây là cây thuốc quý nên người ta khai thác rất nhiều với mục đích chữa bệnh hoặc kinh doanh.

Cây huyết đằng thuộc dạng cây dây leo, có là kép gồm 5 hoặc 7 hay  lá chét màu xanh xếp đối nhau, lá sẫm dần khi về già. Hoa huyết đằng mọc theo cụm, có màu tím hoặc đỏ, cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15 đến 20 cm nằm rất gần nhau. Quả có màu naai đỏ, dài 12cm, chứa 36 hạt.

Sở dĩ cây huyết đằng được dân gian gọi là cây máu chó là vì khi chặt thân cây thì có nhựa màu đỏ chảy ra như máu. Người ta sử dụng cả thân, lá, hoa và rễ cây cho mục đích bào chế thuốc chữa bệnh. Cây được thu hái quanh năm, tốt nhất là tháng 8 – 10 bằng cách chặt cả cây về.

Thành phần hóa học của cây huyết đằng:

  • Trong kê huyết đằng có chất Milletol.
  • Trong rễ, vỏ và hạt huyết đằng có Glucozit, tannin và chất nhựa, nhựa này khi khô lại sẽ có màu đen quyện vào thân.
  • Nhiều hợp chất khác như Daucosterol, Beta Sitosterol, Medicagol, Stigmast-5-ene-3 Beta-7 Alpha-Diol,…

4 tác dụng của cây huyết đằng

Cây huyết đằng được ứng dụng trong công nghệ y học để điều trị các bệnh như:

  1. Bệnh tim mạch:

Hoạt chất trong cây huyết đằng có tác dụng tốt lên hệ thống tim mạch bằng cơ chế ức chế tim và làm hạ huyết áp. Tuy nhiên nên cẩn trọng vì dược lý mạnh của loài cây này có thể gây tác dụng quá đà, hại đến tính mạng.

Cây huyết đằng có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, sáp, bình, vào kinh tâm, tỳ, can, thận,… và có tác dụng lên tim mạch theo các số liệu ghi tại Trung Dược Học, Quảng Tây Bản Thảo Tuyển Biên, Đông Dược Học Thiết Yếu.

  1. Bệnh xương, khớp:

Huyết đằng được cho rằng có thể hành huyết, bổ huyết, thông kinh lạc, làm mạnh gân xương (theo Dược Học Đại Từ Điển Trung Quốc). Do đó, nó được dùng để hỗ trợ điều trị một số vấn đề về đau nhức xương khớp, kháng các loại viêm do vi khuẩn gây đau.

Người ta dùng tinh chất của cây huyết đằng hoặc bài thuốc dân gian đơn giản để bổ trợ trong việc giảm đau nhức lưng, mỏi gối, trặc cổ tay, chân, chữa nguwoif bị té ngã bầm tím, tay chân tê bì,…

Sắc thuốc huyết đằng uống (khoảng 20 – 40g lá) hoặc kết hợp với Cẩu tích, cốt toái bổ, ngưu tất, tỳ giải 20g, bạch chỉ 4g, thiên niên kiện 6g. Vừa uống thuốc vừa quan sát diễn biến bệnh tình.

  1. Vấn đề kinh nguyệt của phụ nữ:

Chị em bị kinh nguyệt  không đều cũng có thể uống thuốc sắc từ lá cây huyết đằng để cải thiện. Tốt nhất hãy đi khám bệnh và nghe theo chỉ định của bác sĩ để việc dùng thuốc được hiệu quả, tránh tác dụng không mong muốn.

Hoặc chị em dùng khoảng 10 đến 30 gam lá huyết đằng tươi, ngâm rượu để uống mỗi khi bụng đau do kinh nguyệt rối loạn hay những tháng “đèn đỏ” không đều hay có biểu hiện bất thường khiến công việc và sức khỏe bị ảnh hưởng.

Nấu cao huyết đằng để uống cũng là một cách làm khá phổ biến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ đông y để biết thêm chi tiết chính xác.

  1. Huyết hư trên đầu:

Vấn đề huyết hư khiến đầu xây xẩm, mắt mỏi, chóng mặt, tim đập không đều, thở khó và không đều, đau nhói vùng tim, đau mỏi tay chân, lưng, gối,…

Dùng huyết đằng kết hợp với huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, hạt muồng sao, mỗi thứ với tỉ lệ tương đương, thêm một ít tâm hạt sen rồi sắc thuốc uống để giúp tim mạch được thông thoáng, cải thiện nhịp thở, nhịp tim, tốt cho sức khỏe.

  1. Bệnh thận và tử cung:

Theo vài thí nghiệm, người ta thấy được tác dụng dược lý của huyết đằng trên chuột nhắt rằng loài này có thể tăng chuyển hóa phosphate trong thận và tử cung nhờ tác dụng lên hệ chuyển hóa Phosphate (Trung Dược Học).

Những vấn đề ở thận hoặc tử cung không phải hoàn toàn được chữa khỏi chỉ bằng lá huyết đằng “đơn thương độc mã” mà nên có sự kết hợp theo đơn thuốc được bác sĩ chỉ định và có yêu cầu chính xác, không tùy tiện thực hiện phương thuốc dân gian, hạn chế những nguy cơ gây ra tác dụng phụ hại cho cơ thể bệnh nhân.

Cần thận trọng khi dùng cây huyết đằng để chữa bệnh

Những lời đồn đoán, thổi phồng về tác dụng thần kỳ của cây huyết đằng khiến nhiều người dân coi đó là “thuốc tiên” và mặc sức sử dụng mà không biết cách sử dụng khoa học, hiệu quả và an toàn.

Theo nghiên cứu thì độc tính trên cây huyết đằng có thể gây chết cho súc vật với lượng tiêm tĩnh mạch tương đương 4,25g trên 1 kg trọng lượng cơ thể.

Do đó, chỉ được dùng thuốc được bào chế theo công nghệ khoa học, được chứng nhận an toàn bởi các cơ quan có thẩm quyền y tế quốc gia, như vậy thì việc điều trị bệnh bằng huyết đằng mới mang lại kết quả và tránh các rủi ro không mong muốn.

Lưu ý: Kiêng kị dùng huyết đằng đối với các đối tượng huyết không hư, thiên về huyết ứ, khí trệ (theo Đông Dược Học Thiết Yếu). Ngoài ra, những cơ sở bán huyết đằng không chất lượng cũng có nhiều, vì thế hãy là người tiêu dùng thông minh bằng cách tìm hiểu thật kĩ để không phải chịu hậu quả từ sự thiếu hiểu biết.

Chúc bạn nhiều sức khỏe và cảm ơn vì đã theo dõi bài viết của chúng tôi. >> Các bạn có thể tham khảo nhiều tác dụng của cây qua bài viết >>

Tác dụng của cây kim tiền
Tác dụng của cây găng giật
Tác dụng của cây hồng rừng
Tác dụng của cây hương nhu

Hoặc các bạn có thể truy cập trang web https://cayvala.com để tìm hiểu nhiều và cụ thể hơn nhé.