Cây hương nhu từ lâu đã là một loại thảo dược quý trong dân gian mà người dân, đặc biệt là người dân sống ở các vùng nông thôn, tin dùng. Nó được dùng để thay thế hoặc bổ sung, hỗ trợ cho các bài thuốc điều trị một số căn bệnh thường gặp. Tuy phổ biến và có nhiều công dụng đáng quý nhưng việc sử dụng cây hương nhu để trị bệnh cũng cần được lưu ý vì nếu tùy tiện sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Trong bài viết 6 tác dụng của cây hương nhu hôm nay, hãy cùng cayvala.com tìm hiểu nhiều hơn về loại cây này và biết cách tận dụng những tác dụng tuyệt vời của nó.
Tìm hiểu sơ lược về cây hương nhu
Cây hương nhu còn có tên gọi khác là é đỏ, é tía, é rừng, thuộc họ hoa môi. Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trên cả nước ta, đặc biệt còn được trồng ở đồng bằng và miền núi với các mục đích khác nhau.
Cây có thân thảo, cao khoảng 1 đến 2 mét, sống nhiều năm và chịu được đa dạng điều kiện sống. có 2 loại hương nhu được phân biệt là cây trắng và cây tía. Loại cây hương nhu thường dùng trong y học là hương nhu tía.
Hoa hương nhu có màu xanh và tím dần khi về già, mọc thành cụm dài, hoa nhỏ li ti khá đẹp mắt. lá cây hình nhọn, dài bằng khoảng một gang tay người lớn, có gân đều trên thân lá. Lá hương nhu mọc đối chéo, có cuống dài. Thân cây vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông và có màu nâu khi già.
Cây hương nhu có mùi thơm đặc trưng, đối với những người không ưa thì có thể gọi là mùi hôi. Hoa thường nở rộ vào tháng 5 – 7, thu hái vào lúc cây đang ra hoa, hoa khô hoặc tươi đều được sử dụng. Tuy vậy phần dùng làm thuốc trị bệnh là toàn cây trừ phần rễ cây.
5 tác dụng chính của cây hương nhu
Nhiều người đã biết rằng, tuy chỉ là một loài cây mọc hoang nhưng bản thân cây hương nhu chứa những giá trị y học đáng giá.
Theo đông y, cây hương nhu có vị cay, tính hơi ôn, vào kinh 3 phế, tỷ và vị, nên được xem là thảo dược dân gian được áp dụng để bào chế các bài thuốc độc đáo.
Người ta dùng cây hương nhu trong điều trị đau bụng, cảm mạo, thủy thũng, nhức đầu, nôn mửa, cahyr máu cam, bệnh tiêu chảy,… vì nó có tác dụng lợi thấp, mồ hơi, hành thủy, giảm sốt,…
Xin giới thiệu 6 tác dụng chính và công thức thực hiện để điều trị bệnh từ nguyên liệu chính là cây hương nhu như sau:
- Chữa cảm lạnh bằng cây hương nhu với đậu ván và gừng:
Trộn đều hỗn hợp gồm 500g hương nhu tía, 200g đậu ván trắng (bạch biển đậu) sao qua và 200g hậu phác tẩm gừng nướng. Sau khi trộn, đem hỗn hợp pha với nước sôi để uống hằng ngày, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần sau bữa ăn, ngày dùng từ 8 đến 10g. Dùng khoảng 3 ngày sẽ hết cảm lạnh.
Lưu ý là thức uống có gừng không nên uống vào ban đêm, vì thế bữa cơm tối bạn nên hạn chế dùng thuốc này hoặc nghe theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, cảm lạnh cũng có thể điều trị bằng cách uống hỗn hợp hương nhu tía tán nhỏ với nước sôi, uống với liều tương tự như trên sẽ khỏi bệnh.
- Chữa cảm sốt nhức đầu:
Cây hương nhu cũng là một trong những loại thải dược điều trị chứng đau đầu do cảm sốt, giúp tinh thần cải thiện.
Dùng một nắm lá hương nhu tươi rửa sạch,giã nhuyễn rồi cho vào nước sôi trộn đều, sau đó vắt lấy nước uống, phần bã đắp lên đầu, trán và thái dương.
Nếu bị sốt có đổ mồ hôi thì có thể dùng thêm 200g sắn dây tươi giã nhỏ vắt nước uống. Thuốc này hơi khó uống nhưng công dụng đánh giá rất cao.
- Trị bệnh hôi miệng:
Căn bệnh tế nhị này thường làm nhiều người khổ sở nhưng không dám đi khám và điều trị, vậy nên cây hương nhu được tin dùng rất nhiều để cải thiện mùi hơi thở của họ và kết quả rất tốt.
Bạn dùng khoảng 10g lá hương nhu sắc chung với 200 ml nước súc miệng. dung dịch này dùng ngậm trong ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. sau 15 ngày sử dụng thì sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Tuy nhiên cần chu ý lựa những lá hương nhu tươi, tốt, không bị sâu và héo úa để hạn chế tác dụng phụ hoặc sự phản tác dụng của bài thuốc.
- Giải nhiệt cơ thể, hạ sốt:
Lá hương nhu tươi 30g/kg, sắc với nước rồi rót vào dạ dày chuột, uống lần thứ nhất thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tiếp thấy có tác dụng giải nhiệt rõ rệt.
Ngoài ra, phương thuốc này còn giúp cơ thể đào thải, thanh lọc được các loại độc tố tích trữ trong quá trình ăn uống, sinh hoạt không khoa học hoặc ảnh hưởng của các loại chất độc hại trong thức ăn hằng ngày, giúp giảm thiểu bệnh tật và sự tiến triển của bệnh có sẵn.
Về vấn đề giải nhiệt, thanh lọc cơ thể thì lá hương nhu cũng được tin dùng như một nguyên liệu chính để bào chế thuốc chuyên biệt dược trong việc điều trị các bệnh liên quan, được nghiên cứu và ghi nhận từ lâu.
- Tác dụng kháng khuẩn:
Hương nhu có tác dụng đối với các loại trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, bạch hầu, phế viêm, …
Theo đông y, hương nhu giúp chữa cảm mạo thông thương, chảy máu cam và nhiều vấn đề khác của cơ thể do vi khuẩn trực khuẩn xâm nhập và tấn công làm suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng thông thương.
Ngoài ra, hương nhu còn được chứng minh về tác dụng trị chứng trúng nắng, trừ được phiền nhiệt trị phế uất làm cho trọc khí bốc lên,…
* Một số tác dụng khác của cây hương nhu:
Cây hương nhu cũng được dùng để chữa phù thũng, không mồ hôi, tiểu tiện đỏ, chữa chậm mọc tóc ở trẻ em, ngăn rụng tóc cho người lớn, trị viêm đường hô hấp ở trẻ em, chữa cảm nắng, tiêu chảy, nôn mửa,…
Lưu ý khi dùng cây hương nhu để trị bệnh
Những người bị âm hư và khí hư thì không dùng được hương nhu tía vì nó khiến cho người bệnh bị hao khí. Bên cạnh đó, không nên uống thuốc nóng sắc từ lá hương nhu vì sẽ gây nôn mửa. Người bị trúng nhiệt nên kiêng dùng loại này và hạn chế đối với người chân khí hư yếu (theo nghiên cứu đông y).
Dùng hương nhu trị bệnh nên chú ý vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. ngoài ra, bạn không thể tùy tiện dùng thuốc chế từ lá hương nhu mà không có sự chỉ định hay yêu cầu liều lượng từ bác sĩ thăm khám.
Cảm ơn sự theo dõi và hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết cho độc giả để tận dụng cây hương nhu trong cuộc sống một cách hiệu quả, khoa học. >> Cùng tìm hiểu thêm về tác dụng của nhiều cây khác tại đây >>
5 tác dụng của cây cải trời
8 tác dụng của cây phật thủ
6 tác dụng của cây nhàu
3 tác dụng của cây lô hội