6 tác dụng của cây ngũ trảo

Từ lâu cây ngũ Trảo được biết đến như một loài thuốc quý trong y học cổ truyền. Đối với những bài thuốc từ thiên nhiên từ cây ngũ trảo với ưu điểm rẻ, an toàn cho người sử dụng luôn được người dân truyền tai nhau qua nhiều người, nhiều thế hệ. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều người chưa hiểu hết những tác dụng của cây Ngũ trảo trong điều trị các bệnh. Để làm rõ vấn đề đó chúng ta cùng tìm hiểu “ 5 Tác dụng của cây ngũ Trảo” qua bài viết sau.

Giới thiệu về cây ngũ Trảo

Cây ngũ trảo là cây thân gỗ nhỏ có tên khoa học là Cayratia Japonica (tên đồng nghĩa là Vitex negundo L) thuộc họ Nho. Cây ngũ trảo còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Mẫu Kinh, Ngũ trảo phong, Cây chân chim…

Cây được trồng nhiều ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia..Ở việt Nam cây được mọc hoang trên các vùng núi cao có đô cao trung bình lên tới 1.500m so vớ mực nước biển ở các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An… hoặc được trồng để làm thuốc rải rác trong một số tỉnh phía nam.

Đặc điểm hình dạng: Cây ngũ trảo là cây thân gỗ nhỏ, cao từ 3-5m. Cây non có màu xanh, nhiều lông mịn màu trắng, cây già có thân màu nâu hay xám đen. Ngũ trảo có lá màu xanh lục đậm, mọc đối, mỗi lá thường có 5 lá chét xếp hình chân vịt không đều,phiến lá hình trái xoan (chét ở giữa thường to nhất). Mặt dưới của lá có nhiều lông mịn màu trắng bạc, Có cuống chung từ 3-5cm, gốc hơi phình ra.

Hoa nở thành cụm ở ngọn cành, hiếm khi thấy ở nách lá. Hoa có màu tím nhạt có 4 cánh nhỏ với 4 nhị. Cuống hoa có màu xanh dài từ 2 – 4mm, phủ đầy lông mịn. Quả hình cầu đường kính từ 3 – 4mm, khi chín quả có màu đen bên trong có từ 3 – 4 hạt. Hoa thường có từ tháng 4, quả thường được thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 7.

Thành phần hóa học: Cây có chứa araban, chất nhầy, alcol, acid amin, phenol. Rễ cây có chứa chứa alcaloid, tanin, tinh bột 0,588%, chất nhầy, nhựa. Vỏ quả chứa cayratinin, delphinidin 3-p-coumaroyl-sophoroside-5-monoglucoside.

6 Tác dụng của cây Ngũ Trảo

Theo Đông y, Ngũ trảo có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt. Bên cạnh đó còn giúp lưu thông huyết mạch, trừ thấp, kích thích tiêu hóa tốt. Không những thế lá ngũ trảo tươi còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau và chống dị ứng rất tốt. Cụ thể 6 tác dụng của nó là:

  1. Điều trị cảm mạo, sốt, nhức đầu sổ mũi

Cảm mạo tuy không là bệnh nguy hiểm nhưng cũng gây ra cho người bệnh triệu chứng khó chịu như: sổ mũi, nhức đầu, sốt…Để điều trị người ta sử dụng 100g lá ngũ trảo, lá bưởi, lá cam mỗi loại 40g, lá chanh, lá sả, ngải cứu mỗi thứ 20 g. Rửa sạch tất cả sau đó cho thêm 5 lít nước, đem đun sôi kỹ dùng để xông. Giúp điều trị cảm mạo với hiệu quả cao.

  1. Điều trị đau thần kinh tọa, gai cột sống

Bệnh đau dây thần kinh tọa, gai cột sống thường gặp ở độ tuổi trung niên với cả nam và nữ. Để điều trị chứng bệnh này người ta sử dụng  kết hợp 3 loại lá :lá ngũ trảo, lá cây đại tướng quân, bồ công anh. Lấy cả 3 loại lá đó đem giả nhỏ sao cho thật nhuyễn, thêm một ít muối, sau đó trộn với ít rượu trắng (loại rượu khoảng 40 độ). Cho vào chảo xào nóng, sau đó cho vào chiếc khăn mỏng rồi đắp vào vùng cột sống bị đau.

  1. Hỗ trợ ăn ngon, ngủ tốt kích thích tiêu hóa

Để giúp ăn ngon, ngủ tốt không ít người đã tốn bạc triệu để theo những bài thuốc tây, hay thực phẩm chức năng đắt tiền. Tuy nhiên để điều trị được những triệu trứng mất ngủ, ăn uống kém, chán ăn có một bài thuốc về cây ngũ trảo được lưu truyền trong dân gian. Sử dụng 12 g vỏ cây ngũ trảo, rửa sạch cắt khúc cho thêm nước. Sắc làm thuốc uống trước bữa ăn 30 phút giúp ăn ngon, ngủ tốt và kích thích tiêu hóa giúp người sử dụng tăng cân hiệu quả.

  1. Hỗ trợ điều trị ho do viêm phế quản, hen suyễn

ở nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Để điều trị các chứng ho do viêm phế quản, ho do hen suyễn người ta sử dụng cây ngũ trảo như một vị thuốc trong điều trị bằng phương pháp đông y. Sử dụng 2g lá ngũ Trảo, có thể thêm 6g cam thảo, thêm nước sắc uống hàng ngày. Uống ngày 2 – 3 cốc và uống khi còn nóng, và uống liên tục trong vòng 7 – 10 ngày sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

  1. Điều trị đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt

Để điều trị đau bụng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt người ta sử dụng cây Ngũ trảo để điều trị ,vừa đơn giản dễ làm lại cho hiệu quả cao.  Lấy từ 16 – 40g Lá ngũ trảo đem rửa sạch, đổ 500ml nước đun sôi cho đến khi còn 200ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liền trong 10 ngày trước chu kỳ kinh giúp giảm những cơn đau bụng cho chị em phụ nữ.

  1. Chữa liệt nửa người do tai biến đột qụy

Tai biến thường xảy ra ở người già, người cao tuổi hay cả những người có tiền sử huyết áp cao. Tai biến rất nguy hiểm có thể dẫn đến liệt nửa người, liệt cả người hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Để điều trị bệnh liệt nửa người do tai biến người ta có thể áp dụng bài thuốc từ cây Ngũ trảo vửa tiết kiệm lại đem lại hiệu quả cao như sau:

Lá ngũ trảo đem thái lát nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng hạ thổ. Khi sử dụng sao nóng lên rồi trải xuống dưới bệnh nhân bị liệt cho họ nằm (nên để khoảng 370c để không bị bỏng). Cứ làm như thế trong thời gian dài sẽ giúp người bệnh có thể tử trở mình và dần dần có thể đi lại được. Đã có rất nhiều người hồi phục được từ bài thuốc này.

Đối với liệt những bộ phận như tay, chân nên may cái túi bằng đúng chiều dài của tay, chân người bệnh. Sau đó xao nóng để nguội đến nhiệt độ vừa phải mà người chịu được bỏ tay hoặc chân người bệnh vào xông cho đến khi nguội hẳn. Cho người bệnh sử dụng như vậy từ 3 – 5 lần/ngày trong vòng từ 1 – 2 tháng sẽ cho kết quả tốt nhất.

Khi điều trị với những người bị liệt, nên thường xuyên kiểm tra xem họ có bị nóng lưng không, vì để nóng dễ dẫn đến loét thịt. Chính vì vậy nên sử dụng giường y tế dành riêng cho người bị liệt có đệm hơi tự làm mát, các nấc điều chỉnh chế độ giường giúp cho họ được thoải mái nhất khi điều trị cũng như dễ dàng người nhà  khi chăm sóc, phục vụ. >> mời bạn xem thêm tác dụng của những loại cây, trái khác >>

Tác dụng của cây gắm 
Diếp cá có tác dụng gì
Tác dụng của cây kim ngân
Cây nhân trần có tác dụng gì

Những lưu ý khi sử dụng cây ngũ trảo

Đối với những người suy nhược, gầy yếu, hay bị táo bón không được sử dụng cây ngũ trảo hoặc khi phả sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.

Trong quá trình sử dụng các chế phẩm từ cây ngũ trảo, đôi khi có những hiện tượng bất thường do dị ứng hoặc phản ứng phụ của chúng, hãy ngừng sử dụng và nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ, không nên để tình trạng kéo dài.

Trên đây là những hiểu biết đúng đắn về vấn đề Tác dụng của cây ngũ trảo mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn. Chúc các bạn sẽ học được thêm nhiều điều bổ ích phục vụ cho cuộc sống. để biết thêm nhiều tác dụng hay của những loại cây trái khác bạn có thể truy cập vào https://cayvala.com nhé