Cây huyết dụ được biết đến như một loại khắc tinh của các vấn đề hay bệnh về đường máu mà nhiều người dân tin tưởng. Tinh chất được lấy từ cây huyết dụ cũng được sử dụng làm nguyên liệu chế biến các bài thuốc rât hiệu quả trong việc điều trị những bệnh như trĩ, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, thiếu máu,… Cùng điểm qua 4 tác dụng của cây huyết dụ trong những thông tin chia sẻ bên dưới để hiểu thêm về loài cây được xem là thần dược này nhé.
Một số đặc điểm của cây huyết dụ
Huyết dụ, còn có tên khác là cây phất dụ, là cây mọc hoang, sau này người ta mang về trồng để làm thuốc ở nhiều nơi. Cây cao đến 2 – 3 mét, lá hình lưỡi kiếm chóp nhọn, dài 0,6m. Hoa huyết dụ mọc thành từng cụm dạng chùy, quả mọng hình cầu chứa một hạt.
Cây huyết dụ có hai loại, một loại là lá có màu đỏ hai mặt và một loại có lá một mặt đỏ, một mặt xanh. Loại huyết dụ thứ nhất thường được dùng hơn trong việc chế biến thuốc trị bệnh.
Huyết dụ đỏ còn được gọi là long huyết, thuộc họ măng tây, có nhiều công dụng khác nhau và được trồng ngày càng nhiều ở mọi vùng đất nước.
Theo đông y, huyết dụ có vị hơi nhạt, đắng, tính mát, nên có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu và áp dụng trong điều trị các bệnh liên quan như rong kinh, kiết lỵ,… Ngoài ra, loài này còn có thể hỗ trợ điều trị chứng phong thấp nhức xương, xích bạch đới.
4 tác dụng của cây huyết dụ
Vì những đặc tính dược nổi trội, cây huyết dụ được tin dùng trong các nội dung sau:
- Chữa bệnh trĩ:
Đối với bệnh trĩ nặng, bệnh nhân đi ngoài ra máu thì bạn thực hiện theo công thức: lấy 20g lá huyết dụ tươi rửa sạch rồi sắc thuốc uống, lượng nước là 200 ml tương ứng với mỗi 20g lá. Thuốc sắc xong còn 100 ml, chia ra uống trong ngày.
Đối với trĩ nội đã chữa trị bằng thuốc tây nhưng không khỏi, dùng lá sống đời, hay còn gọi là cây lá bỏng, kết hợp với lá huyết dụ đỏ và xích đồng nam theo tỉ lệ 1:1:2, sắc nước uống trong ngày. Mỗi ngày bạn uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thang.
Bệnh trĩ ngoài việc dùng lá huyết dụ thì dân gian đã biết tận dụng rau đắng hoặc rau diếp cá chữa trị cũng rất hiệu quả, chỉ cần kiên trì và thực hiện hợp vệ sinh thì chúng ta sẽ thấy phát huy tác dụng của những bài thuốc quen thuộc này.
- Chữa bạch đới, khí hư, lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột:
Những bệnh này được áp dụng chung một công thức điều trị khi dùng lá huyết dụ thì đều cho được kết quả cao. Cách uống thuốc cũng tùy theo chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ đông y nới mà bạn thăm khám. Tuy dễ nhưng không nên tự ý dùng.
Lấy 40 – 50 gam lá huyết dụ, cùng với lá sống đời và lá băn (xích đồng nam) để sắc lấy nước uống. Nên chú ý khâu vệ sinh, những loại lá này phải được rửa sạch và phơi khô trong môi trường sạch sẽ, thoáng khí, bảo vệ khỏi các loại côn trùng hại.
Sau khi uống được 1 tuần, nếu có diễn biến phức tạp hoặc phản ứng ngoài ý muốn xảy ra thì hãy ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ. Chúng ta không thể tự ý xử lý tác dụng phụ, cũng không để tình trạng xấu kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hỗ trợ điều trị chứng phong thấp:
Với những vết thương bầm tím, sưng tấy, đỏ bọng, những cơn đau do phong thấp, đau cơ xương khớp nói chung, cây huyết dụ có thể hỗ trợ điều trị khá tốt, nhưng không phải tự thân lá thuốc này chữa dứt điểm được các vấn đề này.
Theo đông y, bạn dùng cả lá, hoa và rễ của cây huyết dụ khoảng 30g, cộng với huyết giác 15g để sắc chung vào liều thuốc, uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thang. Những cơn đau nhức hay vết thương bầm tím trên da cũng giảm đi.
Trong quá trình chữa bằng lá huyết dụ, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm thì có thể cơ địa của bạn không thích hợp với loại thuốc này, hãy ngưng dùng và hỏi ý kiến bác sĩ để có giải pháp hợp lý hơn cho bệnh tình của bạn.
- Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da:
Đối với các vấn đề về chảy máu nói chung thì dùng lá huyết dụ có thể nói là một phương pháp hữu hiệu và không tốn kém. Kể cả chứng chảy máu dưới da, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định điều trị bằng lá thuốc này mà không lo phản ứng.
Nếu bị chảy máu cam, bạn hãy lấy lá huyết dụ rửa thật sạch rồi giã nhuyễn ra, đắp vào nơi cửa lỗ mũi thì sẽ cầm được chảy máu, sau đó nhớ vệ sinh lại cho sạch sẽ để đảm bảo không gây ảnh hưởng gì cho cơ thể và hệ hô hấp của bệnh nhân.
Các bệnh khác thì dùng công thức như sau: 30g lá huyết dụ tươi, 20g trắc bá diệp sao cháy, 20g cỏ nhọ nồi, tất cả rửa sạch rồi cho vào nồi sắc chung với nước. Thuốc sau khi sắc thì được chia thành thang để uống, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần.
* Một số tác dụng khác:
Cây huyết dụ còn chữa được bệnh đi tiểu ra máu, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, hỗ trợ chức năng thận và bàng quang. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị sốt xuất huyết cũng có thể dùng lá huyết dụ kết hợp với trắc bá sao đen, cỏ nhọ nồi để sắc thuốc uống chữa bệnh. >> Xem thêm tại đây >>
5 tác dụng của cây cải trời
8 tác dụng của cây phật thủ
6 tác dụng của cây nhàu
3 tác dụng của cây lô hội
Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh bằng lá huyết dụ
Tuy lá huyết dụ được mệnh danh là thần dược trong việc điều trị các bệnh về máu và các vấn đềkhác, nhưng khi sử dụng thì chúng ta cũng hết sức cẩn thận. Cần lưu ý những điều sau:
- Vấn đề vệ sinh: Nên chọn những phần lá tươi, không bị hư hỏng, héo úa, sâu mọt,… và rửa sạch sẽ, nếu có phơi thì nên lựa những nơi thoáng khí, không có côn trùng hay thú nuôi phá hỏng, làm dơ dáy. Bảo quản thuốc cũng là một chi tiết cần để tâm.
- An toàn cho sức khỏe: Có không ít trường hợp bệnh nhân bị mẫn cảm với thành phần cây huyết dụ nên có những phản ứng phụ không mong muốn khi uống thuốc chế biến từ lá cây này. Do vậy hãy thực hiện thăm khám kĩ càng để có đơn thuốc an toàn và hiệu quả.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn dành cho bài viết và hi vọng với những thông tin chia sẻ về 4 tác dụng của cây huyết dụ trên đây thì chúng ta đã hiểu thêm về một loại thảo dược trong thiên nhiên và biêt cách tận dụng chúng sao cho đạt được kết quả tốt nhất.
Truy cập website https://cayvala.com để tìm hiểu thêm bạn nhé.