Cây măng tây thuộc loại thân thảo, họ loa kèn, giống hành được xem là một loại thực phẩm sang trọng tại các quốc gia châu Âu bởi những giá trị của nó. Cây mọc dang bụi, nhóm, thường có ở các vùng đất tương đối cứng. Càng ngày, cây măng tây càng được trồng phổ biến để làm món ăn cho con người. Cây măng tây dùng để làm gì? Đó là vấn đề đang được tìm hiểu rất nhiều. Hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm mặt 11 tác dụng của cây măng tây.
Cây măng tây là gì?
Măng tây thuộc họ Amaryllidaceae (từng được xếp vào họ loa kèn – Lily), là một loại thực vật đa niên, tức là cây có chu kỳ sinh sống trên một năm, có nhiều cách tồn tại tự nhiên ngay cả khi không được canh tác, cày xới đất.
Tên khoa học của cây măng tây là Asparagus officinalis.
Phân loại cây măng tây
Cây măng tây có khoảng 300 giống đã được ghi nhận, trong đó có 20 loại là ăn được, những loại thông dụng là măng tây xanh, măng tây tím và măng tây trắng.
– Măng tây xanh: Là loại được biết đến nhiều nhất, được dùng rất nhiều để chế biến các món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe chúng ta, đặc biệt có thể kể đến món súp măng cua hay súp măng tây và thịt bò xào măng vô cùng hấp dẫn. Măng tây xanh đạt chất lượng cao nhất khi có màu xanh đậm, bóng, mập, có đầu đóng kín,…
– Măng tây tím: Được xem là một thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, măng tây tím trở thành sự lựa chọn của rất nhiều người trong các bữa ăn gia đình, cũng như sử dụng cho những mục đích khác nhau về vấn đề cải thiện sức khỏe. Cây măng tây trắng có thể ăn được từ đầu đến gốc vì nó rất mềm, do hàm lượng chất xơ thấp.
– Măng tây trắng: Đây là một món ăn ngon và có giá đắt gấp đôi các loại măng đã kể trên, vì giá trị của nó. Ở các nước châu Âu, người ta rất ưa chuộng măng tây trắng. Loài này được trồng nhiều ở nước Úc và trồng trong điều kiện không có ánh sáng, vì nếu được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cây măng tây trắng sẽ đổi sang màu khác.
Các chất dinh dưỡng có trong cây măng tây
Trong cây măng tây có các thành phần đa dạng, hàm lượng dinh dưỡng cao và có giá trị về nhiều mặt, gồm có chất xơ, đạm, glucid, các vitamin K, C, A, vitamin B6, riboflavin, thiamin, acid folid và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người chúng ta như kali, magne, canxi, sắt, kẽm,…
Măng tây chứa tỉ lệ 2,2% protit, 2,3% xenlulozo, 21mg% canxi, 1,2% gluxit, ngoài ra còn có ,chất Inulin, protein, glutathione, Potassium và folate có lợi cho sức khỏe tim mạch.
11 tác dụng của cây măng tây
Không chỉ có chức năng như một loại thực phẩm thông thường, dễ bắt gặp trong các bữa ăn, mà cây măng tây còn mang trong mình những giá trị khác quan trọng cho cuộc sống của chúng ta. Có thể kể như sau:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch:
Các loại măng tây nói chung đều có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, giúp điều hòa huyết áp, lưu thông khí, giải tán chất cholesterol để hạn chế quá trình xơ vữa động mạch, nhất là ở những người lớn tuổi. Khi huyết áp được giữ ở mức ổn định, tất nhiên những nguy cơ tai biến, đột tử,… cũng được phòng tránh một cách tích cực.
- Ngăn ngừa loãng xương:
Thành phần canxi tự nhiên có trong cây măng tây giúp cơ thể được nạp thêm sức mạnh vào hệ thống xương khớp, phòng ngừa và đẩy lùi bệnh xương khớp nói chung và hạn chế sự lão hóa xương ở những người lớn tuổi. Ngoài ra, người trẻ ăn măng tây cũng giúp cơ thể thêm phần dẻo dai, chống lại những căn bệnh đơn giản về cơ, xương, khớp.
- Phòng chống ung thư:
Ung thư là di căn của những căn bệnh thường gặp trong xã hội nếu để lâu dài không chữa trị. Để ngưa ngừa ung thư, chúng ta cần chủ động khống chế bệnh tật khi vừa mới phát hiện. Ăn măng tây giúp phòng chống những bệnh ung thư như: ung thư kết ruột, ung thư vú, ung thư gan,…Tuy nhiên cũng không nên trông chờ quá nhiều, quan trọng là chú ý giữ gìn sức khỏe.
- Tác dụng làm đẹp:
Đây là một tác dụng ít được biết đến của cây măng tây. Loài cây này thật sự có thể góp phần chống lão hóa, cải thiện vóc dáng, làn da nhờ vào một số thành phần hóa học có trong nó. Ở nước ta, một số nơi đã nói đến vấn đề làm đẹp bằng cây măng tây và sản xuất những loại thực phẩm chức năng ngăn ngừa lão hóa từ thành phần cây này.
- Hỗ trợ đường tiêu hóa:
Do chứa nhiều chất xơ (đặc biệt là măng tây xanh và trắng) nên cây măng tây được chứng minh là có thể hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt, nâng cao sức khỏe, giúp chúng ta ăn ngon ngủ khỏe và cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất được dung nạp vào hằng ngày. Điều này nên được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng.
- Tốt cho thị lực:
Măng tây tím có chứa nhiều chất chống oxy hóa và glutathione có khả năng ngăn chặn các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, hay cải thiện tầm nhìn đối với những người bị cận thị, viễn thị, loạn thị và các tật khúc xạ khác. Ăn măng tây theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với việc dùng thuốc và trị liệu sẽ thúc đẩy quá trình điều trị các bệnh đó.
- Giúp vợ chồng cải thiện việc chăn gối:
Theo khảo sát và nghiên cứu, măng tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến việc cải thiện sinh lực cho nam giới và được xem là một loại thảo dược thần kỳ. Ngoài ra, người phụ nữ ăn măng tây cũng giúp tăng cường sản sinh estrogen – nội tiết tố nữ quan trọng trong việc làm tăng sự ham thích và khả năng sinh sản của chị em.
- Phát triển cho thai nhi và tốt cho mẹ bầu
Khác với loại măng tre thường được khuyến cáo không nên dùng khi có thai, măng tây lại là thứ rất có lợi cho phụ nữ trong quá trình mang thai vì có chứa nhiều folate, một loại vitamin cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi và ngăn ngừa dị tật cho em bé. Tuy vậy, cũng như bất kỳ thực phẩm gì, măng tây cũng không nên lạm dụng.
- Tăng cường và phát huy hệ miễn dịch:
Đối với những người có hệ miễn dịch kém, nên ăn nhiều măng tây để cải thiện cho tốt. Vì đâylà loại thực phẩm giàu chất xơ và protein có tác dụng “nâng cấp” tối đa hiệu suất làm việc của các cơ quan chống lại bệnh tật và các ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài vào cơ thể chúng ta. Có thể chế biến nhiều món hấp dẫn để tránh nhàm chán.
- Hỗ trợ đường ruột:
Chất carbohydrate có tên inulin trong măng tây có tác dụng tạo điều kiện cho ruột làm việc tốt, giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Lactobacilli, Bifidobacteria. Ngoài ra, ăn măng tây giúp nhuận tràng, chống táo bón và khỏe đường ruột nhờ vào lượng chất xơ dồi dào trong thành phần của nó.
- Giảm đau bụng kinh:
Chị em phụ nữ thường khốn khổ vào mỗi kỳ dâu vì những cơn đau bụng hoành hành. Có khi đau râm ran, cũng có người đau dữ dội, kèm theo cả nhức đầu, đau tức lưng, ngực,…Măng tây sẽ giúp chị em phần đáng kể trong việc chế ngự những triệu chứng đáng ghét đó nhờ vào tính chất lợi tiểu, bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể, cân bằng nội tiết tố.Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số tác dụng của các loại cây khác như:
- Tác dụng của cây phật thủ
- Tác dụng của cây oải hương
- Tác dụng của cây sâm cau
- Tác dụng của cây cải trời
Lưu ý: Những người bị bệnh gout thì không nên dùng măng tây, nếu có nhu cầu cần phải ăn măng tây để hõ trợ điều trị bệnh nào khác thì nhất định phải hỏi qua ý kiến bác sĩ và nhận được sự chỉ định, hướng dẫn chắc chắn để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Trên đây là tất cả những chia sẻ về 11 tác dụng của cây măng tây và một số thông tin cần thiết. Hi vọng đã có thể giúp ích được cho bạn đọc, xin cảm ơn và chúc bạn nhiều sức khỏe.