8 Tác dụng của cây oải hương

Từ lâu oải hương được biết đến như một nguyên liệu để tạo ra những lọ nước hoa thơm ngất ngây. Hoa oải hương còn được coi là biểu trưng của tình yêu và lòng chung thủy. Với mùi thơm nồng nàn quyến rũ hoa oải hương làm say đắm biết bao người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Bên cạnh đó oải hương còn có rất nhiều tác dụng khác trong cuộc sống. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu qua chủ đề “8 tác dụng của cây oải hương”. Bài viết này sẽ giúp độc giả có cái nhìn đa chiều hơn về cây hoa oải hương.

Giới thiệu chung về cây oải hương

Cây Oải hương còn được biết đến với tên quen thuộc là cây Lavender (theo tên Tiếng Anh). Oải hương có tên khoa học là Lavendula thuộc chi Oải hương, họ Hoa môi.

Đây là loại cây bụi thường niên có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Oải hương đã có từ thời Hy Lạp cổ đại từ hàng ngàn năm trước. Loài cây này được những người La Mã cổ đại gieo trồng khắp các nước châu Âu trong quá trình chinh phục các vùng đất mới.

Sở hữu vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm nồng nàn nên hoa oải hương rất được ưu thích và được trồng ở nhiều nước trên thế giới như: Anh, pháp, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Canada, Trung Quốc, Hà Lan…Nhưng loài hoa ấy được trồng nhiều nhất và đẹp nhất ở miền Đông nước Pháp.

Ở Việt Nam Hoa Oải Hương được trồng nhiều ở những nơi có khi lạnh như Đà Lạt, Bắc Hà-Lào cai… Và được trồng thử nghiệm thành công ở Hà Nội.

Đặc điểm hình dạng: Cây oải hương là loài cây bụi lâu năm cao khoảng     1 m, có vỏ dẹt, thân màu xám, lá mọc đối nhau và không có cuống, trên lá được bao phủ một lớp lông tơ rất mịn. Hoa oải hương mọc thành cụm màu tím rất đẹp xung quanh các cuống hoa , hoa có cuống dài. Hoa có hương thơm nồng nên được rất nhiều người yêu thích. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8.

Thành phần hóa học: Trong cây oải hương có chứa tinh dầu (khoảng 3%) và hơn 40 thành phần hóa học khác như: linalyl acetate (30-60%), cieole (10%),  linalool, limonene, cieole, acetate lavendulyl..

Công dụng: Không chỉ là loài hoa đẹp và thơm, hoa oải hương còn được dùng làm nguyên liệu trong chế tác ra nhiều loại mỹ phẩm như: Xà phòng, sữa tắm, nước hoa… rất được phái nữ ưa chuộng. Ngoài ra cây oải hương còn được dùng trong nhiều bài thuốc để giảm chướng bụng, khử trùng và sát khuẩn các vết thương, chống oxy hóa mang lại hiệu quả cao trong việc chăm sóc da và tóc…

Để có thể hiểu sâu sắc hơn về loài cây oải hương, chúng ta cùng tìm hiểu về những tác dụng của cây oải hương trong cuộc sống:

8 tác dụng của cây Oải Hương

  1. Tạo hương thơm, chống ẩm mốc trong các tủ quần áo của gia đình

Hoa oải hương có hương thơm nồng nàn được dùng để chế tạo thành những loại hoa khô treo trong tủ quần áo. Giữ cho tủ có mùi thơm rất lâu trong vòng 2-3 tháng. Ngoài tác dụng giúp giữ cho quần áo thơm tho, tránh bị ẩm mốc bênh cạnh đó hoa oải hương còn giúp đuổi một số loài côn trùng có hại cắn phá quần áo, đồ dùng như gián, mọt…

  1. Cây oải hương giúp cho giấc ngủ ngon

Hoa oải hương còn được khuyên dùng cho những người bị mất ngủ hoặc gặp những rối loạn về giấc ngủ có thể ngủ ngon hơn. Qua đó nâng cao sức khỏe và góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc.

Để điều trị mất ngủ người ta thường sử dụng hoa oải hương khô để vào trong gối khi ngủ. Mùi thơm của hoa oải hương tạo cho ta cảm giác thư thái và dễ đi vào giấc ngủ, hoặc có thể dùng trà oải hương để uống cũng mang lại hiệu quả rất tốt cho giấc ngủ sâu hơn.

Hoặc cũng có thể cho vài giọt tinh dầu oải hương vào nước tắm. Masage nhẹ nhàng cho tinh dầu thấm vào cơ thể sẽ giúp bạn thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi và có được giấc ngủ ngon hơn.

  1. Tác dụng trong việc điều trị một số bệnh về da

Dầu hoa oải hương khi được thoa lên da đem lại những tác dụng tích cực trong việc điều trị một số bệnh ngoài da: eczema, tổ đỉa, mụn nhọt, cháy nắng hay cả điều trị tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ. Hoặc cũng có thể bôi lên các vùng da kích ứng do bị cháy nắng. Do hoạt chất chống oxy hóa có trong cây oải hương sẽ giúp da nhanh chóng được hồi phục.

  1. Được sử dụng trong các phương pháp trị liệu bằng dầu thơm

Bằng việc sử dụng tinh dầu từ hoa oải hương sẽ mang lại cho người dùng Hương sự thư thái, bình tĩnh góp phần gìn giữ sức khỏe người sử dụng. Một số nghiên cứu cho thấy khi xoa dầu chiết xuất từ oải hương có thể làm giảm đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh đó người ta còn sử dụng tinh dầu oải hương trong điều trị ung thư. Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, mùi thơm khi sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu từ oải hương giúp kiểm soát được những tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh ung thư

Hoặc trong điều trị các chứng bệnh mất trí, người ta sử dụng tinh dầu hoa oải hương giúp người bệnh có thể cảm thụ mùi từ đó tác động đễn não, mang lại những tác động đến tâm trang và cảm xúc của người bệnh.

  1. Tác dụng sát khuẩn

Từ hàng ngàn năm trước hay trong thế chiến thứ 1, thứ 2 cây oải hương được sử dụng nhiều như một bài thuốc sát điều trị nhiễm khuẩn của các vết thương ngoài da. Cây oải hương với các thành phần hóa học chứa chất kháng khuẩn trong cây. Nên được những chiến minh La mã cổ sử dụng oải hương trong điều trị các vết thương. Cây oải hương có tính sát trùng mạnh, giúp những vết thương, vết bỏng mau lành.

  1. Cây oải hương điều trị trứng rụng tóc:

Một số loại thuốc bôi ngoài da có sử dụng tinh dầu hoa oải hương đem lại tác dụng rất tốt trong việc điều trị rụng tóc từng vùng, từng mảng. Giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe.

  1. Điều trị bệnh đau nửa đầu

Vì có tác dụng bồi bổ thần kinh nên hoa oải hương còn được dùng làm trà để chữa trị bệnh đau đầu, suy nhược, cảm nắng. Giúp cho tinh thần được thoải mái, thư thái. Ngoài ra còn có thể sử dụng tinh dầu oải hương xoa lên đầu, thái dương giúp giảm lo lắng, bồn chồn và điều trị được bệnh đau nửa đầu.

  1. Cây oải hương là nguyên liệu chính cho nhiều loại Mỹ Phẩm

Từ thời La mã cổ, khi mà xà phòng tăm là một thứ hàng “xa xỉ” chỉ dành cho những người dầu. Thì những người dân đã biết sử dụng hoa oải hương như một thứ hương liệu khi tắm. Cho hoa oải hương trực tiếp vào nước tắm vừa giúp cơ thể có được hương thơm quyến rũ, lại giúp cơ thể thư thái hơn.

Ngày nay cùng với việc phát triển của khoa học kỹ thuật hoa oải hương ngày càng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm và được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng: sữa tắm, dầu gội đầu, sữa rửa mặt, nước hoa, tinh dầu thơm…đều sở hữu mùi thơm của loài hoa Lavender quyến rũ, nồng nàn ấy. >> Xem thêm tác dụng của cây >>

5 tác dụng của cây ô rô 
8 tác dụng của cây phật thủ
5 tác dụng của cây sâm cau
5 tác dụng của cây cải trời 

Trên đây là những thông tin về Tác dụng của cây oải hương mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng các bạn sẽ biết thêm nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo. Để tìm hiểu thêm về nhiều loại cây, trái… coa nhiều tác dụng hay xin mời bạn truy cập https://cayvala.com nhé.