Cây Ô rô loài cây có cái tên rất đặc biệt thường được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên có rất nhiều bạn đọc còn xa lạ với loài cây ấy. Để giúp chúng ta hiểu rõ về cây ô rô cũng như những tác dụng của chúng trong cuộc sống. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu “5 tác dụng của cây ô rô” cùng cayvala.com nhé
1. Giới thiệu chung về cây ô rô
Cây Ô rô có tên khoa học là Circus Japonicus Maxim, là loại thực vật thuộc họ Cúc Asteraceael. Loài cây này còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: ô rô gai, ô rô nước, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng…
Cây Ô rô là loài cây mọc hoang thành từng đám lớn ở các khu vực ẩm ướt như bên bờ các kênh rạch, trên đất lầy t ở cửa sông; rải rác ở các ao hồ hay các vùng đất chiêm trũng.
Ở nước ta , cây mọc hoang ở nhiều tỉnh thành thuộc khu vực miền bắc, miền trung. Ngoài ra thì còn phân bố ở một số nước như Nhật Bản, Trung quốc (ở mộ số tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam..)
Đặc điểm hình dạng: Ô rô là cây cỏ sống lâu năm, cao từ 58 đến100 cm. Rễ hình thoi dài, có nhiều rễ phụ. Thân cây tròn nhẵn, có nhiều rãnh dọc, nhiều lông, màu lục nhạt với nhiều lấm tấm đen. Lá cây mọc đối và không có cuống. Phiến lá cứng có hình mác có đầu nhọn sắc, sẽ lông chim chia thùy. Lá ô rô dài 15 – 20cm, rộng 4 – 8cm, càng lên trên lá càng nhỏ. Mặt trên của lá nhẵn, mép lá có gai dài. Hoa ô rô mọc thành cụm đường kính từ 3 – 5cm ở các đầu kẽ lá hay đầu cành. Hoa có màu tím đỏ. Quả nhẵn, hơi dẹt và thuôn dài 4 mm. Hoa thường nở từ tháng 5 – 7, quả có từ tháng 7 – 9.
Thành phần hóa học: Cây ô rô có chứa Alcalid, lá cây có chứa nhiều chất nhờn. Trong rễ cây có chứa Tanin và rất nhiều chất khác như trierpennoidal, hydrooxy…
Cây sử dụng được cả rễ và lá, được thu hái quanh năm. Có thể sự dụng tươi hoặc phơi khô để dùng lâu dài. Cây có vị đắng, tính hàn hơi chua và không độc
Công dụng: Ô rô có vị đắng, tính mát nên từ xa xưa loài cây này được sử dụng như một vị thuốc để điều trị các bệnh như: thổ huyết, máu cam, tiểu tiện ra máu, đái rắt… Bên cạnh đó nó còn được sử dụng như những bài thuốc điều trị đau lưng, đau xương, khớp hay hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da.
Để hiểu rõ hơn về những tác dụng của cây Ô rô trong điều trị một số bệnh lý, sau đây chúng ta tìm hiểu về 5 tác dụng của cây Ô rô
2. Tác dụng chữa bệnh của cây Ô rô
- Điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp
Cây ô rô còn có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh về đường hô hấp như: ho có đờm, hen suyễn… Để điều trị các bệnh này người ta sử dụng 30g ô rô, rửa sạch thái nhỏ kết hợp với 60 – 120g thịt nạc thái nhỏ. Đổ vào 500ml nước đun nhỏ lửa, cho đến khi còn khoảng 150ml nước. Uống làm 2 lần trong ngày, và uống khi còn ấm. Uống liên tục trong vòng 7 – 10 ngày sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
- Cây ô rô giúp điều trị các bệnh đau lưng, đau xương khớp
Bệnh đau lưng, đau xương khớp thường gặp nhiều ở người già, những người ít vận động. Để điều trị những bệnh này người ta sử dụng rễ cây ô rô trong các bài thuốc đông y.
Rễ cây ô rô đem cạo vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành khúc đem phơi khô. Khi dùng để sống hoặc đem sao vàng lên. Lấy 30g rẽ ô rô, 20g canh châu, 8g rễ kim vàng, 4g quế chi. Tất cả đem thái nhỏ, tẩm rượu sau đó đem sao vàng rồi đem sắc làm nước uống. Ngày uống 2 lần vào lúc đói sẽ giúp người bệnh khỏi được chứng đau lưng, đau khớp..
- Điều trị các bệnh về gan
Để điều trị một số bệnh về gan như: đau gan, trúng độc, vàng da người ta sử dụng bài thuốc từ cây ô rô như sau:
Dùng 500g ô rô, 500g quao nước thái nhỏ sao vàng. Sau đó cho tất cả vào nồi thêm 3 lít nước đun nhỏ lửa cho đến khi còn lại 1 lít. rót lấy nước đầu ra một bát riêng. Thêm 2 lít nước vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 500ml thì rót lấy nước 2.
Đổ nước 1 và nước 2 vào cùng một nồi, thêm 400g đường trắng vào đun đến khi còn lại 1 lít thành một hỗn hợp sền sệt. Cho thêm 40ml rượu có hòa 1g axit benzoic. Để riêng vào chai ngày uống 2 lần. Uống liên tục trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh về gan
Bài thuốc này lưu truyền và bán rộng rãi ở rất nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Điều trị bệnh rong huyết ở phụ nữ
Bệnh rong huyết thường xảy ra với rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là ở những người đã có gia đình. Bệnh này thường gây ra nhiều tác động như: hoa mắt, chóng mặt, xanh xao, hay rất dễ viêm nhiễm nhiều cơ quan trên cơ thể.
Để điều trị chứng rong huyết ở phụ nữ người ta sử dụng 30g rễ ô rô, rửa sạch thái nhỏ sau đó đem sao với giấm cho cháy đen. Cùng với 20g bổ hoàng, 18g hoa kinh giới sao cháy tồn tính. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 tháng, uống trong vòng nhiều ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt mang lại sức khỏe tốt cho chị em phụ nữ.
5. Điều trị táo bón, nước tiểu vàng
Để điều trị bệnh táo bón hay nước tiểu có màu vàng thì sử dụng các nguyên liệu sau: 30g rễ ô rô, 18g rễ muồng trâu, 20g vừng đen. Vừng đen đem giã nát sau đó trộn cùng vỡi rễ muồng trâu, rễ ô rô đem sắc thành nước uống. Mỗi ngày 1 thang, uống cho đến khi khỏi hẳn các triệu chứng trên thì dừng.>> mời bạn xem thêm nhiều tác dụng của những cây khác dưới đây >>
14 tác dụng của cây mâm xôi
5 tác dụng của cây sâm cau
9 tác dụng của cây phèn đen
9 tác dụng của cây nhãn lòng
Trên đây là một số thông tin đúng đắn về 5 tác dụng của cây ô rô trong việc điều trị bệnh. Hy vọng sẽ giúp độc giả có được những thông tin hữu ích trong cuộc sống. cayvala.com cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết