9 tác dụng của cây khổ sâm

Cây khổ sâm được biết đến là một vị thuốc nam quý có khả năng điều trị được rất nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều người chưa biết về loại cây đo. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cây khổ sâm, cayvala.con sẽ giới thiệu “9 tác dụng của cây khổ sâm” qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về cây khổ sâm

Cây khổ sâm có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep, thuộc họ thầu dầu – Euphorbiaceae. Cây được trồng nhiều ở một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước ở khu vực châu Á Thái bình dương.

Ở Việt Nam, loài cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Khổ Cốt, Ngưu sâm, cây cù đèn, cây dã hòe, cây co chạy đón… được trồng nhiều nhất ở Sapa.Cây thường được trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc cũng có thể ươm hạt từ đầu mùa xuân.

Mô tả: Cây khổ sâm là loài cây có thân mảnh, cao khoảng 0,7 – 1,0m. Cây có lá kép lông chim thường mọc cách hoặc mọc so le nhưng gần như đối nhau. Hai mặt lá có nhiều lông tròn óng ánh. Nếu phơi khô mặt dưới của lá có màu trắng bạc, mặt trên của lá có màu nâu đen. Cây có hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hay đầu cành, gồm 2 loại: hoa lưỡng tính hoặc đơn tính. Trong đó hoa đực có 5 lá đài với 1 đến,  2 nhị, hoa cái có 5 lá đài với 3 vòi nhụy. Cây thường cho hoa từ tháng 5 đến tháng 7, cho ra quả từ tháng 7 đến tháng 9.

Cây có quả màu hung đỏ với nhiều lông trắng. Bên trong có hạt hình trứng có màu nâu hung.

Thành phần hóa học: nhiều nghiên cứu cho thấy trong rễ Khổ sâm có các alcaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, N-methylcytisin, anagyrin, baptifolin, sophocarpin, d-isomatrin, kuraridin, norkurarinon, kuraridinol, kurarinol, neo-kurarinol, norkurarinol, formononetin. Lá chứa vitamin C 47mg%; hoa chứa 0,12% tinh dầu.

Khổ sâm là một loại thuốc bổ có vị đắng, tính mát giúp thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. Trong đông y người ta sử dụng khổ sâm với tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh, gây tăng huyết áp, co mạch và giúp ngủ tốt, lợi tiểu và tăng bài tiết muối natri.

Công dụng: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong cây khổ sâm có chứa nhiều hợp chất như Flavonoid, alcaloid, tanin, polyphenol… Những hợp chất này có tính năng giải độc, sát khuẩn nên cây khổ sâm thường được sử dụng để điều trị được một số bệnh như: trị đau bụng, kiết lỵ, viêm dạ dày, tá tràng…

Lá cây khổ sâm là bộ phận chính có tác dụng trong điều trị các bệnh khác nhau và thường được thu hoạch khi cây đang ra hoa.Có thể sử dụng lá tươi hoặc lá đã phơi khô hay sao vàng để dùng trong thời gian dài.

 9 tác dụng của cây khổ sâm

  1. Trị đau bụng không rõ nguyên nhân

Theo kinh nghiệm dân gian lá cây khổ sâm là bài thuốc rất hiệu quả trong điều trị các chứng đau bụng không rõ nguyên nhân. Khi bị đau bụng dữ dội mà chưa xác định được nguyên nhân, bạn có thể sử dụng vài lá khổ sâm tươi đem rửa sạch và thêm vài hạt muối tinh nhai kỹ và nuốt có thể làm giảm tức thời những cơn đau bụng. Khi bị sôi bụng kèm theo cảm giác muốn nôn hãy nhai lá khổ sâm tươi cùng với 1 lát gừng sống.

Tuy nhiên nếu sử dụng mà những cơn đau vẫn tiến triển với mức độ nặng hơn tốt hơn hết bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra xác định được tình trạng bệnh của mình.

  1. Trị đau bụng đi ngoài, chữa lỵ

Khi bị kiết lỵ hay đau bụng đi ngoài bạn có thể sử dụng bài thuốc từ cây khổ sâm như sau: hái một nắm lá khổ sâm và lá phèn đen, rửa sạch sau đó bỏ vào ấm đất cho thêm nước và thành nước uống thay nước chè. Bài thuốc đông y đơn giản, dễ làm nhưng mang lại hiệu quả điều trị rất tốt.

Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng bài thuốc dân gian từ các vị thuốc quen thuộc khác cũng đem lại hiệu quả điều trị rất tích cực. Sử dụng từ các nguyên liệu quen thuộc như: lá khổ sâm, lá mơ lông, lá rau sam, nhọ nồi, cỏ sữa mỗi loại 10g. Đem rửa sạch và sắc thành thuốc uống, mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi những dấu hiệu của bệnh hết thì dừng.

  1. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng người ta sử dụng : Lá khổ sâm, nhân trần, bồ công anh mỗi thứ 12g; chút chít, lá khôi mỗi vị 10g. Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó đem xay nhuyễn thành bộ. Khi sử dụng mỗi ngày lấy 30g hỗn hợp trên pha với nước đun sôi để nguội uống. Có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh nói trên.

  1. Điều trị bệnh đau dạ dày

Nguyên liệu: Lá khổ sâm 12g, lá bồ công anh, 20g, lá khôi 50g

Chuẩn bị: một ấm sắc thuốc, 600ml nước.

Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào ấm sắc thuốc, thêm 600ml và đun nhỏ cho đến khi cô đặc còn khoảng 200ml.

Uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống trong một ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày rồi nghỉ 3 ngày, và tiếp tục làm như vậy cho đến khi dấu hiệu bệnh hết hẳn.

  1. Trị chốc đầu

Bệnh chốc đầu là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi sống trong môi trường kém vệ sinh. Là căn bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến cho trẻ quấy khóc, ngứa ngáy khó chịu.

Để điều trị bệnh chốc đầu, từ lâu trong dân gian đã truyền lại những bài thuốc từ cây khổ sâm rất an toàn khi sử dụng. Đây là vị thuốc quý trong điều trị bệnh chốc đầu thường gặp vào mùa hè. Để sử dụng người ta lấy lá khổ sâm tươi (hoặc có thể thay bằng lá khô) rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước khổ sâm làm nước tắm. Ngoài ra bạn có thể hái lá khổ sâm tươi đem rửa sạch, giã nhỏ lấy cả bã và nước đắp trực tiếp lên vùng da bị chốc đầu.

Có thể sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp trên sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng trong việc điều trị bệnh chốc đầu.

  1. Trị đau bụng lâm râm, ăn khó tiêu

Khi bị đau bụng lâm râm kèm theo triệu chứng đầy bụng và ăn không tiêu có thể sử dụng bài thuốc từ cây khổ sâm như sau:

Nguyên liệu: Dây ngấy hương, lá khổ sâm hái khô mỗi thứ khoảng 30 – 40g, cùng với 3  lát gừng tươi đem sắc làm nước uống sẽ có tác dụng rất nhanh trong điều trị các chứng bệnh trên.

Tuy nhiên nếu trong nhà bạn không có đủ cả 2 vị thuốc trên bạn cũng có thể sắc nguyên 1 loại và sử dụng như nước trà hàng ngày.

  1. Trị mẩn đỏ, ngứa

Nếu đột nhiên cơ thể bạn bị nổi mẩn đỏ khắp người kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà chưa rõ nguyên nhân.Có thể sử dụng bài thuốc dân gian sau: hái hái lá khổ sâm, kinh giới, lá trầu không, lá đắng đem nấu thành nước để xông sau đó dùng nước đó để tắm sạch sẽ làm dịu đi những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy.

  1. Trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, khi tế bào da phát triển quá nhanh tạo thành các lớp da rất dày màu trắng, đỏ hay bạc. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng việc điều trị thường rất lâu. Theo đông y, Khổ sâm là vị thuốc rất tốt trong điều trị bệnh vảy nến.

Để sử dụng người ta sử dụng các vị thuốc sau: khổ sâm, huyền sâm, sinh địa, kim ngân mỗi thứ 15g; quả Ké 10g. Đem tất cả nguyên tán thành bột sau đó viên lại thành từng viên, ngày uống từ 20 – 25g hỗn hợp dạng viên. Kiên trì sử dụng cho đến khi các dấu hiệu của bệnh khỏi hẳn.

  1. Điều trị rối loạn nhịp tim, các bệnh viêm phế quản, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ

Để điều trị các bệnh trên người ta sử dụng lá khổ sâm đem tán nhuyễn và cho thêm một ít mật. Sau đó viên thành từng viên thuốc mềm để uống, ngày uống 2 lần mỗi lần 1 viên. Uống thường xuyên trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng rối loạn nhịp tim. Hay điều trị các chứng viêm do viêm phế quản, viêm niêm mạc tử cung, viêm phụ khoa…

Trên đây là những thông tin hữu ích về cây khổ sâm cùng tác dụng của chúng trong việc điều trị một số bệnh khác nhau. Hy vọng qua bài viết độc giả sẽ biết sử dụng những vị thuốc quý từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm trong cuộc sống. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của độc giả.

xem thêm tác dụng của cây, củ, lá, quả ở phần dưới đây nhé >>

Quả óc chó có tác dụng gì 
Diếp cá có tác dụng gì 
Trái kiwi có tác dụng gì 
Tác dụng chữa bênh của trái đủng đỉnh ngâm rượu