10 tác dụng của cây khổ qua rừng

Khổ qua rừng từ lâu được biết đến trong các một món ăn quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Khổ qua có vị đắng tính mát nên còn được nhiều người dùng để làm nước tắm cho trẻ trong mùa hè. Bên cạnh đó khổ qua rừng còn là vị thuốc quý chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều người chưa hiểu rõ những tác dụng của cây khổ qua rừng. Để giúp độc giả có thể hiểu rõ hơn về những tác dụng đó cayvala.com sẽ giới thiệu 10 tác dụng của cây khổ qua rừng” qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về cây khổ qua rừng

Khổ qua rừng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như khổ qua đắng, mướp đắng rừng, lương qua, cẩm lệ chi. Cây khổ qua có tên khoa học Momordica charantia thuộc họ bầu bí và thuộc chi mướp đắng Momordica.

Loài cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu phi, châu Á tuy nhiên người ta chưa xác định được cụ thể là nước nào. Cây được trồng nhiều ở Ấn Độ , Pakistan, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi và vùng Caribe.

Tại Việt Nam cây mọc hoang ở nhiều vùng đồi núi và khu vựcmiền Đông Nam Bộ – và thường thấy nhiều nhất ở miền đất đỏ Bình Long (Bình Phước).

Đặc điểm:Cây khổ qua rừng là cây dây leo, thân thảo, chu kỳ sống 5 – 6 tháng. Thân cây dạng dây leo bằng tua cuốn, dây leo thường dài từ  2 – 3m, có các lá mọc so le lá có chiều dài từ 5 – 10cm, rộng 4 – 8cm, phiến lá chia thành 5 – 7 thùy, mép lá có răng cưa. Mặt trên của lá có màu xanh sẫm hơn mặt dưới lá, lá có nhiều gân và lông ngắn. Cây có hoa đực và hoa cái màu trắng mọc ở nách lá. Cây có quả hình thoi gần bằng quả trứng với nhiều u lồi dài từ 8 – 10cm.Quả chưa chín có màu xanh, quả chín có màu vàng hồng.

Thành phần hóa học: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong quả khổ qua rừng có nhiều nước, protein, lipid, vitamin A, B1, B2, C, E, K carbohydrat. Ngoài ra còn chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể như calcium, phốt pho, magie, sắt, kẽm, kali, Natri, chất béo no, chất béo không no…

Công dụng: Cây khổ rừng thường được người dân háilá, thân và rễ và quả phơi khô và sắc làm nước uống. Quả khổ qua rừng được chế biến thành nhiều mónănngon như: khổ qua xào, khổ qua luộc, canh khổ qua, khổ qua nhồi thịt…

Khổ qua rừng có vị đắng, tính mát không độc nên thường được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu độc trong cơ thể. Khổ qua rừng còn có tác dụng giảm đờm, cắt cơn hođối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi. Bên cạnh đó cây khổ qua còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

10 tác dụng của cây khổ qua rừng

1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả: 

Theo nhiều cứu cho thấy trong trong cây khổ qua có hoạt chất có tác dụng sinh học gần giống insulin. Khi sử dụng một lượng nhỏ khổ qua rừng sẽ giúp cơ thể tăng tiết insulin đồng thời còn hỗ trợ chuyển hóa lượng đường trong máu rất nhanh và hiệu quả.

Cách dùng: Sử dụng 1.5g khổ qua rừng khô sau bữa ăn. Mỗi ngày 3 lầncó tác dụng giúp hạ đường huyết. Phương pháp điều trị này đặc biệt cho kết quả rất tốt đối với những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp II.

2. Ổn định và giảm đường huyết: 

Cây khổ qua còn có tác dụng tốt đối với những người huyết áp cao. Khi sử dụng khổ qua giúp giảm huyết áp tránh được những biến chứng như tai biến, đột quỵ do bệnh huyết ao cao. Ngoài ra khổ qua rừng còn giúp giảm mỡ máu và tan sỏi thận.

Đặc biệt khi sử dụng còn giúp giảm những nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch vành, chống tắc nghẽn động mạch rất hiệu quả. Cây còn có khả năng chống lại các gốc tự do (Gốc tự do chính là nguyên nhân gây lão hóa, và nguồn gốc phát sinh bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh, rối loạn lipid máu, viêm đường tiết niệu…).

3. Giảm cân: 

Trong quả khổ qua rừng có chứa hàm lượng lớn các vitamin A, B1, B2, C, E, K nên khi sử dụng khổ qua thường xuyên sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc giảm cân. Khi sử dụng khổ qua nhờ sự tăng ôxy hóa của đường glucose, sẽ ngăn sự hấp thu glucose vào cơ thể, giúp giảm mỡ trong máu, cân bằng huyết áp.

Đối với những bệnh nhân béo phì chỉ cần sử dụng khổ qua rừng sau mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường vào máu (nguyên nhân chính làm mất kiểm soát về cân nặng). Sử dụng khổ qua thường xuyên có thể giúp bệnh nhân mỗi tháng giảm từ 1 – 2kg mà không bị mệt mỏi. Đây là phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả từ các nguyên liệu sạch từ tự nhiên.

4. Hỗ trợ phòng chống ung thư: 

Trong quả khổ quá có chứa hàm lượng lớn vitamin C và protein giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, qua đó góp phần chống lại các tế bào ung thư.

Có nhiều nghiên cứu trong y học hiện đại cho thấy khổ qua rừng còn có tác dụng giúp diệt vi khuẩn và virus, hay tiêu diệt các các tế bào ung thư. Loại cây này còn hỗ trợ đắc lực cho các bệnh nhân khi đang điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị.

5.Tác dụng chữa ho hiệu quả:

Khổ qua rừng có tác dụng chữa ho rất tốt. Để điều trị và dứt các cơn ho người ta sử dụng trái khổ qua tươi, đem rửa sạch bổ làm đôi. Sử dụng làm nguyên liệu chính để sắc lấy nước uống. Hoặc cũng có thể sử dụng 20 – 30g quả khổ qua rừng khô đun lấy nước uống hàng ngày có tác dụng chữa ho rất hiệu quả.

6. Điều trị bệnh Gout: 

Khi sử dụng khổ qua rừng thường xuyên rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh Gout. Khổ qua rừng giúp giảm lượng axit uric trong cơ thể của bệnh nhân bị Gout, do đó đem lại hiệu quả cao khi hỗ trợ điều trị chứng bệnh này.

7. Sử dụng để nấu nước tắm cho trẻ bị rôm sảy.

Khổ qua rừng với vị đắng, tính mát, lành tính giúp thanh nhiệt và tiêu độc cơ thể. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại đây là nguyên liệu chính trong điều trị rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ.

Để điều trị rôm sảy ở trẻ bằng cách sử dụng các nguyên liệu quen thuộc từ lá và dây hoặc quả khổ qua rừng. Đem rửa sạch, nấu lấy nước tắm cho trẻ. Ngày nấu 1 lần để tắm thường xuyên trong từ 3 – 5 ngày sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Ngoài khổ qua tươi, người ta có thể sử dụng thân, lá và quả phơi khô rồi dùng dần để nấu nước tắm cho trẻ sẽ hạn chế được tình trạng rôm sảy và mụn nhọt vào mùa hè, hay khi cơ thể bị nóng trong.

8. Chữa nám sạm da, mụn nhọt, mụn mủ: 

Trong khổ qua rừng có hàm lượng vitamin rất lớn bao gồm (vitamin A,B1, B2,C, D,E) cùng với nhiều khoáng chất rất tốt cho cơ thể như phốtpho, kali, sắt, kẽm nên khổ qua rừng còn có tác dụng đào thải những độc tố trong gan, nhờ đó giúp da dẻ mịn màng hơn.

Đối với những người bị nóng trong thường hay bị mụn nhọt, mụn mủ có thể trị mụn bằng lá trầu không hoặc sử lá khổ qua rừng khô, đốt cháy và tán thành bột mịn đem đắp lên những mụn nhọn sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

9. Chữa thấp khớp:

Để điều trị bệnh thấp khớp người ta thường sử dụng bài thuốc trong đông y từ cây khổ qua rừng.

Nguyên liệu:

– Lá khổ qua rừng (mướp đắng rừng) , rễ nhàu, dây đau xương sao, cây xấu hổ, cây vòi voi sao,cỏ xước, cối xay mỗi loại 8g.

– Rễ ngũ trảo, dây thần thông mỗi loại 5g

– Quế chi 4g, gừng tươi 3g

Cách làm:

Đem các nguyên liệu trên rửa sạch, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Dùng kiên trì trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả cao.

10. Chữa say nắng, sốt: 

Khổ qua còn có tác dụng rất tốt để điều trị bệnh sốt, chữa say nắng. Bằng cách sử dụng quả khổ qua đã bỏ hết ruột đem nấu cùng với lá khổ qua để lấy nước uống có tác dụng tốt giúp hết say nắng.

Bên cạnh đó, khổ qua rừng còn có tác dụng giúp nâng cao khả năng chống nhiễm khuẩn, giảm sưng viêm nhẹ. Khi những vết thương ngoài da bị viêm, sưng tấy người ta sử dụng lá hoặc quả khổ qua giã nhỏ, lấy bã  đắp lên vết thương sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian thường sử dụng hạt khổ qua rừng đểchữa trị những vết côn trùng cắn. Sử dụng 10g hạt nhai, nuốt phần nước, còn phần bã hạt thì đắp lên vết bị cắn sẽ giúp giảm sưng tấy các vết đó.

Trên đây là các thông tin hữu ích và đúng đắn về cây khổ qua rừng cùng những tác dụng chữa bệnh của loài cây đó. Hi vọng từ những thông tin đó, độc giả sẽ biết cách sử dụng những nguyên liệu quen thuộc để tạo ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của độc giả.

Xem thêm tác dụng của cây tại đây >>

Trị nám bằng mướp đắng có tốt không
Tác dụng của cây khổ sâm
Tác dụng của cây khổ qua rừng