Ăn lá hẹ có tác dụng gì? Có tốt không?

Xưa nay chúng ta biết đến lá hẹ như là một loại rau, ta thường dùng để nấu canh, xào hay thêm vào các loại bánh như là một loại rau gia vị. Cây hẹ có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa xuân hoặc thu đông, thường ăn lá hẹ tươi,quả thì phơi khô rồi lấy hạt. Ngoài tác dụng làm một loại rau, hẹ còn có tác dụng chữa bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ăn lá hẹ có tác dụng gì, có tốt không nhé.

Đặc điểm của cây hẹ

– Cây hẹ, thoạt nhìn ta thấy giống một loại cỏ, thường có chiều cao khoảng 20 – 30 cm, hẹ thường mọc thành cụm, lá hình dẹp và dài, khi vò lá hẹ thì có mùi nồng.

– Cây hẹ cũng thuộc họ hành tỏi nên có đặc tính sinh học giống hành tỏi, ưa nhiệt độ mát, ánh sáng mạnh, chịu hạn, có thể trồng ở những vùng đất cát, khí hậu nóng, cũng giống như hành, tỏi, hẹ thường được sử dụng cả củ, lá và hoa.

Những tác dụng của cây hẹ:

Ngoài tác dụng là một loại rau, cây hẹ còn được dùng để chữa bệnh, như sau:

– Chữa cảm lạnh, ho do cảm lạnh ở trẻ em và người lớn: Lấy một nắm hẹ và ít đường phèn đem chưng cách thủy lấy nước uống, có thể cho thêm lát gừng. Đối với trẻ nhỏ cho uống 1 thìa, 2 – 3 lần/ngày, uống trong 5 ngày, đối với người lớn có thể ăn luôn cả phần lá hẹ và gừng.

– Phòng ngừa sốt cao cho trẻ sơ sinh khi mọc răng: Theo kinh nghiệm của ông bà ta khi trẻ tròn 3 tháng 10 ngày ta lấy một ít hẹ giã nhuyễn vắt lấy nước. Dùng nước hẹ thấm vào khăn gạc để sơ lợi cho trẻ, khi trẻ mọc răng sữa sẽ giảm nguy cơ bị sốt cao.

– Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

– Chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng: Trong lá hẹ có rất nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ, canxi và khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể, nếu ăn lá hẹ thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

– Giúp sáng mắt: Trong thành phần của lá hẹ có chứa beta-carotene (một loại tiền chất của Vitamin A ), ăn lá hẹ thường xuyên giúp sáng mắt.

– Làm đẹp da: Vì có chứa beta-carotene nên nó còn có tác dụng ngăn ngừa mụn, giúp làn da sáng rạng rỡ. Ta có thể lấy một ít hẹ giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da mặt bị khô trong vòng 30 phút, dùng thường xuyên trong một thời gian dài sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

– Phòng ngừa bệnh ung thư: Hẹ có chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

– Hỗ trợ điều trị các bệnh về da, niêm mạc: Trong thành phần của lá hẹ có hoạt chất kháng sinh mạnh allcin, do đó nó có tác dụng chữa các bệnh về da như ghẻ ngứa, nhiễm trùng da do mụn nhọt … bằng cách giã nhuyễn một ít lá hẹ rồi đắp lên vết thương. Ngoài ra, thành phần kháng sinh trong lá hẹ có thể chống vi khuẩn đường ruột có hại, đảm bảo cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

– Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa: Nhờ chứa nhiều thành phần kháng sinh, do đó khi trẻ nhỏ bị viêm tai giữa ta có thể lấy một ít hẹ giã nhuyễn, vắt lấy nước nhỏ vào tai trẻ.

Giảm huyết áp và cholesterol: Nhờ thành phần allicin có chứa trong lá hẹ, nên có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, ăn lá hẹ thường xuyên giúp phòng ngừa được bệnh tim mạch.

Tăng sức đề kháng, chữa tiêu chảy: Trong lá hẹ có rất nhiều vitamin C, nếu ăn lá hẹ thường xuyên giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hẹ có tính ôn nên trong đông y được hỗ trợ để điều trị bệnh tiêu chảy.

– Hỗ trợ giảm cân: Trong hẹ chứa rất ít calories nhưng lại chứa nhiều thành phần canxi, khoáng chất và vitamin nên rất cần thiết cho cơ thể nếu bạn đang áp dụng thực đơn giảm cân. >> click xem thêm tác dụng của cây, trái khác nhé. >>

>> Tinh dầu mù u có tác dụng gì? 
>> Bà bầu có nên ăn lá mơ lông không, có tốt không ?
>> Ăn dưa leo có tác dụng gì? 

Những lưu ý khi ăn lá hẹ

Hẹ vừa là một món ăn, vừa là một vị thuốc quý có nguồn gốc từ thiên nhiên, hẹ có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, nhưng khi sử dụng ta cần lưu ý những điểm sau:

– Vì hẹ có tính ôn nên những người âm suy, bốc hỏa không nên dùng hẹ, đực biệt không nên dùng hẹ vảo mùa nóng, thời điểm dùng hẹ tốt nhất là mùa đông xuân.

– Hẹ rất kỵ với thịt trâu, nên trong chế biến thức ăn ta phải phân biệt thật kỹ giữa thịt trâu và thịt bò. Đồng thời hẹ kỵ với mật ong nên ta cần lưu ý khi kết hợp loại thực phẩm này, tránh để hậu quả xấu.

– Khi dùng nước hẹ để rơ lợi cho trẻ ta cần lưu ý chỉ nên lấy một lượng rất nhỏ đủ ướt khăn gạc quấn ở đầu ngón tay, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cho trẻ phải nước hẹ gây khó chịu dẫn đến nôn trớ,  đồng thời không đảm bảo theo khuyến cáo của Bộ Y tế (cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời).

Như vậy là chúng ta đã hiểu thêm một vài điều để biết câu trả lời cho việc ăn lá hẹ có tác dụng gì, có tốt không và những điều cần chú ý khi ăn loại rau này. Truy cập https://cayvala.com để tìm hiểu thêm về tác dụng của một số cây khác nhé.