Tên khoa học của cây vối là Cleistocalyx operculatus, loại cây này được dân gian ta sử dụng nhiều nhằm giải khác và còn làm giảm một số bệnh có trong cơ thể, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tác dụng của cây lá vối. Những thông tin về 8 tác dụng của cây lá vối sẽ được cayvala.com chia sẻ trong bài viết sau đây để mọi người cùng tham khảo.
Cây lá vối là cây gì? Đặc điểm của cây lá vối
Cây lá vối là một loại cây không xa lạ với người dân Việt Nam, thường được sử dụng thay cho trà, có màu vàng nhạt, mùi thơm. Cây lá vối thuộc họ Sim (Myrtaceae), ở Việt Nam còn gọi là cây hậu, là một loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Những đặc điểm của cây lá vối như sau:
- Ưa mọc ở vùng nhiệt đới.
- Cành non và nụ của cây lá vối thường có mùi thơm dễ chịu.
- Thân gỗ, to, cao chừng 5 đến 6 m.
- Lá có hình dạng dài và dày có màu xanh đậm mặt trên láng, cuống lá có chiều dài từ 1 đến 1,5 cm, phiến của lá dai và cứng.
- Có đường kính tầm 50 cm trở xuống.
- Hoa của cây vối có màu lục nhạt, trắng, gần như không có cuống.
- Quả của cây vối có hình trứng, khi quả vối chín có màu tím sậm, đường kính của quả từ 7 đến 12 mm.
- Rễ cây có dạng thẳng, các rễ con mọc ra xung quanh chắc khỏe.
- Tốc độ tăng trưởng của cây lá vối được đánh giá ở mức trung bình.
8 tác dụng của cây lá vối
Cây lá vối có một số tác dụng tiêu biểu sau đây: giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể; có khả năng điều trị bệnh gut; giúp cho bệnh nhân bị tiểu đường, người cần giảm mở máu; chữa đại tràng táo hết; điều trị bỏng; bị ngứa khó chịu; bị đầy bụng khó tiêu; điều trị viêm gan, vàng da.
- Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Khi dùng nước lá vối hằng ngày sẽ giúp cho cơ thể thải được các độc tố trong cơ thể ra khỏi, vì nước lá vối có tác dụng làm mát cơ thể, giúp cho lợi tiểu nên làm thải được các độc trong cơ thể qua đường tiết niệu một cách dễ dàng.
- Trị bệnh gút: Do cơ thể của chúng ta bị dư nhiều chất béo, đồ ngọt đặc biệt là các loại đồ ăn trên thị trường hiện nay… làm cho hệ thống tiêu hóa trong cơ thể chúng ta không thể đào thải hết ra môi trường được, nên làm các khớp xương bị đau, nóng đỏ lên. Do vậy, uống lá vối và nụ vối có tác dụng làm tiêu và phòng ngừa được bệnh gút một cách hiệu quả nhất, mà không tốn nhiều thời gian và tiền bạc.
- Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường và mỡ máu: Ngày nay tình trạng bị tiểu đường và mỡ máu rất nhiều nên cần phải uống lá vối để thải độc, vì uống lá vối có khả năng làm giảm mỡ bụng ( tiêu được lượng mỡ có trong máu) nên cần kiên trì sử dụng để mang lại hiệu quả.
- Tác dụng điều trị viêm đại tràng: Nước lá vối có tác dụng làm giảm viêm, sát khuẩn nên được sử dụng để điều trị viêm đại tràng, đau bụng âm ỉ, đi ngoài có hiện tượng phân sống.
- Tác dụng điều trị khi bị bỏng: Chẳng may cơ thể bị bỏng do nước sôi, dầu ăn… thì nên sử dụng vỏ của cây vối để hỗ trợ điều trị vì khi sử dụng sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng làm cho cơm đau dịu đi một mức có thể và hạn chế được sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn.
- Tác dụng điều trị ngứa: Khi cơ thể bị ngứa do dị ứng với thức ăn đồ vật, thuốc… nấu lá vối và sử dụng để cho cơn ngứa dịu lại.
- Điều trị viêm gan, vàng da: Nên sử dụng lá vối khi bạn bị viêm gan do bệnh tật ăn nhiều đồ nóng dẫn đến, cơ thể bị vàng da… thì nên nấu nước uống để thanh lọc, giải độc cơ thể.
Ngoài ra, còn một số tác dụng khác chưa được nêu ở trên bạn nên tham khảo với các thầy thuốc nam, để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất có thể.
>> Xem thêm tác dụng của cây, lá, quả tại đây >>
– Rau khoai lang có tác dụng gì?
– Ăn dưa leo có tác dụng gì?
– Tác dụng của cây khổ qua rừng
– Đau dạ dày uống sữa đậu nành được không
Cách chế biến và sử dụng cây lá vối
- Đối với trường hợp bị tiểu đường và cần giảm mở máu: Sử dụng từ 15 – 20 g nụ lá vối, đem đi nấu nước uống thay trà, chia 3 lần uống trong ngày, nên uống nóng.
- Đối tượng bị đau bụng: Dùng khoảng 200 g lá vối tươi, rữa sạch chế 2 lít nước sôi để trong vòng 20 phút đem ra sử dụng
- Đối tượng ăn uống không tiêu: Dùng vỏ thân cây vối từ 6 đến 12 g, hoặc 10 đến 15 nụ vối đêm đi sắc lấy nước đặc sử dụng 3 lần mỗi ngày.
- Đối tượng bị ngứa, khó chịu: lấy một lượng nhỏ lá vối đem đi nấu sôi, dùng để tắm , rửa những nơi bị ngứa, khó chịu. Ngày 2 lần sáng tối, áp dụng trong tuần để có hết quả.
- Đối tượng bị bỏng: Dùng vỏ cây vối cạo sạch những vỏ thô sau đó đem rửa sạch, xay nhuyễn ( hoặc giã nát). Trộn với một ít nước sôi để nguội, sau đó dùng miếng gạt nhỏ lọc lấy nước bôi lên vết lỏng ngày 3 lần.
- Đối tượng bị viêm gan, vàng da: Sử dụng rễ của cây vối khoảng 200 g rửa sạch nấu sắc uống mỗi ngày.
Những điều cần lưu ý khi dùng nước lá vối
- Không được sử dụng những phần nước lá vối đã có dấu hiệu hư hỏng, nên sử dụng trong một ngày.
- Không nên uống sau những giờ làm việc mệt mỏi.
- Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng nhiều nước lá vối.
- Không dùng nước lá vối khi đói bụng.
- Không được lạm dụng uống quá nhiều.
- Nên sử dụng những nụ và lá vối tươi để hiệu quả cao hơn.
- Để xa tầm tay nhỏ khi mới chế biến (có nước nóng).
Cách bảo quản nước lá vối
- Không để nước lá vối ở những nơi dơ bẩn.
- Có thể để trong tủ lạnh khi chưa dùng đến.
- Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào nước.