5 tác dụng của cây máu chó

Cây máu chó còn gọi là cây huyết đằng từ xa xưa được coi là vị thuốc nam rất quý trong y học cổ truyền. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết tác dụng của cây máu chó. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những tác dụng đấy cayvala.com sẽ nêu ra “5 tác dụng của cây máu chó” để các bạn cùng tham khảo.

Giới thiệu về cây máu chó

Cây máu chó là cách gọi dân dã của một số địa phương cho loài cây Huyết Đằng, một số nơi gọi là Hồng Đằng, hay Si lá đỏ. Cây Huyết Đằng có tên khoa học là Knema corticosa Lour (Knema bicolor Raf, Myristica corticosa Hook. f. et Thoms), thuộc họ nhục đậu khấu Myristicaceae.

Ở nước ta cây máu chó mọc hoang trong khu vực miền rừng núi ở mộ số tỉnh như: Điện Biên, Hoa Bình, Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn…Ngày nay cây máu chó còn được trồng rải rác ở nhiều tỉnh từ bắc vào nam. Ngoài ra cây máu chó còn được thấy ở một số nước châu Á như Miến Điện, Thái Lan, Cam Pu Chia..

Đặc điểm hình dạng: Cây huyết đằng là loại cây dây leo, cây trưởng thành có thể dài đến 10m. Cây có vỏ màu nâu, Cành non,có lông tơ màu hung đỏ, cành già nhẵn có nhiều khía. Cây có lá màu xanh đậm nhẵn, mọc so le nhau nhìn rất giống với lá Si. Cụm hoa ở nách lá, có lông mịn màu nâu nhạt. Quả hình trứng hay hình cầu có vỏ mỏng, khi chưa chin có màu xanh, đến khi chin quả chuyển sang màu vàng. Thường được thu hoạch vào tháng 9 – 10. Quả máu chó để lâu hạt tự tách ra làm đôi, bên trong có hạt mang áo hạt.

Khi bấm vào thân cây hay búp cây thì thấy tiết ra một thứ nhựa màu đỏ rất giống với máu chó. Có lẽ chính về thế mà mọi người gọi tên cho loài cây ấy là cây máu chó cho dễ nhớ.

Thành phần hóa học: Trong hạt máu chó có chứa dầu trong đó có : 7 – 10% độ ẩm, 24 – 28% chất béo, 8% chất prôtit, 4 – 5% chất đường, 22 – 26% tinh bột, 1,5 – 2% chất vô cơ. Bên cạnh đó còn có xenluloza và một số men như men invectaza, amylaza và photphataza, và một số hợp chất khác chưa xác định được.

Hạt máu chó có chứa dầu màu đỏ sẫm, mùi hắc, chất nhầy. Có tỷ trọng ở 26° là 0,94, chỉ số khúc xạ ở 26° là 1,483, chỉ số axit 90.2, chỉ số xà phòng 196,10, chỉ số Iôt 59,55, phần không xà phòng hoá được 1,14%. Trong phần không xà phòng hoá được có Phytosterol và lecxitin. Hạt máu chó có vị chát, tính ẩm có tác dụng sát trùng, tiêu độc.

Tác dụng của cây Máu chó

  1. Cây máu chó là bài thuốc điều trị ghẻ lở, hắc lào:

Những bệnh ngoài da tuy không quá nguy hiểm, nhưng gây cho người mắc phải cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Không những thế còn khiến cho làn da bị chày xước, mất tính thẩm mỹ khi gãi nhiều.

Để điều trị những bệnh ngoài da: ghẻ lở, ghẻ ngứa từ xa xưa Hải thượng Lãn Ông – vị danh y nổi tiếng đã chế ra bài thuốc từ cây máu chó. Theo sách “Bách Gia Trân Tàng” ghi lại người ta sử dụng hạt máu chó, hạt củ đậu, củ nghệ với số lượng bằng nhau, kết hợp với diêm sinh bằng ½ lượng trên. Đem nghiền nhỏ hòa với dầu vừng hay mỡ lợn sẽ đem lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh nói trên.

Bên cạnh đó dân gian còn lưu truyền bài thuốc chữa ghẻ lở, hắc lào bằng cách sau. Dùng 2 phần hạt máu chó kết hợp với 1 phần quả bồ Hòn, 1 phần củ đậu. Đem giã nhỏ sau đó đun lên để tạo thành một thứ dầu hỗn hợp để điều trị các bệnh ngoài da.

  1. Cây máu chó điều trị ghẻ ruồi, bệnh Hủi (bệnh phong)

Để điều trị ghẻ ruồi có thể làm theo cách đơn giản bằng cách dùng 50g hạt máu chó giã nhỏ, thêm khoảng 200ml rượu trắng đun lên. Cho đến khi được một hỗn hợp sền sệt. Sau khi tắm sạch,và rửa những nốt ghẻ gãi cho bong vẩy. Dùng trực tiếp hỗn hợp từ hạt máu chó và rượu bôi lên khi còn nóng. Khi bôi lưu ý bôi thật mỏng. Thường chỉ sử dụng trong vòng 3 ngày là khỏi những vết ghẻ ruồi ngứa thông thường

Để điều trị bệnh phong cũng với bài thuốc như trên, nhưng phải kiên trì dùng trong thời gian dài cho đến khi bệnh dứt hẳn thì dừng.

  1. Điều trị chứng đau lưng, mỏi gối:

 Để điều trị các chứng bệnh về xương khớp như đau lưng, mỏi gối người ta sử dụng 16g huyết đằng kết hợp với các vị thuốc khác như: tục đoạn, xuyên khung, cẩu tích, dây đau xương mỗi thứ 12g. Đem sắc thành thuốc, uống ngày 1 thang (gồm 2 – 3 cốc mỗi ngày). Uống liên tục trong 6 tháng sẽ cải thiện đáng kể chứng đau lưng, mỏi gối.

  1. Cây máu chó giúp điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ:

Đối với những chị em phụ nữ có kinh nguyệt không đều. Sử dụng 16g huyết đằng, 10g ngưu tất, 6g nghệ vàng, 12g ích mẫu. Trộn đều sắc thành thuốc uống mỗi ngày một thang. Uống liên tục 5 – 10 ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt, bổ máu.

  1. Điều trị chứng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt:

Cây máu chó còn là vị thuốc quan trọng trong điều trị các bệnh như khí hư, thiếu máu hay hoa mắt, chóng mặt. Bằng cách lấy 16 g máu chó, trộn với Hà Thủ Ô đỏ, Đương Quy, Nhân Sâm, Thục Địa mỗi loại 12 g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang trong vòng từ 3 – 5 ngày liên tục. Sẽ giúp bạn cải thiện được chứng bệnh trên. >> mời bạn thao khảo them những tác dụng của các loại cây khác.

Tác dụng của cây gắm
Tác dụng của cây gừng gió
Tác dụng của cây kim ngân
Tác dụng của cây lá đắng

Trên đây chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể hiểu rõ những tác dụng của cây máu chó. Chúng ta có thể thấy, các loại cây đều có giá trị nhất định trong việc chữa bệnh ngoài làm chức năng là thực phẩm cho con người. Nếu biết tận dụng đúng cách thì quả là rất tốt.