Những loại rau quả bà bầu không nên ăn

Rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của mỗi người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Bởi rau quả sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bà bầu, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích vị giác và có thể ngăn ngừa được tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào bà bầu cũng ăn được. Theo khuyến cáo của bác sĩ, có những loại rau quả bà bầu không nên ăn bởi chúng có thể khiến cơ thể mẹ bầu mắc một số bệnh lý thai kỳ, khó sinh và thậm chí là đe dọa tới tính mạng của cả mẹ lẫn con.

10 loại rau củ bà bầu nên tránh

1. Mướp đắng:

Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Tuy nhiên, thử nghiệm với chuột cho thấy, việc sử dụng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng. Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.

2. Rau sam: Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm vì chúng mọc hoang nhiều. Rau sam ngoài tác dụng là thảo dược chữa bệnh, nó còn là thực phẩm để ăn. Rau sam có tính hàn, lạnh. Thực tế cho thấy khi phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sam, nó sẽ kích thích tử cung mạnh. Hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.

3. Rau ngải cứu: Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, các bà mẹ không nên ăn nhiều ngải cứu.

4. Rau ngót: Rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót có chứa chất Papaverin. Vì vậy, nếu bạn sử dụng hơn 30 gram lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.

5. Rau chùm ngây (còn gọi là rau cải ngựa): Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera. Loại rau này được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hy Lạp, Ấn Độ và Italia. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa của chùm ngây có lượng vitamin C cao hơn 7 lần so với cam. Về canxi, chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với sữa; về protein, nó nhiều gấp hai lần sữa. Chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với cà rốt về vitamin A, hơn 3 lần chuối về kali.

Tuy nhiên, phụ nữ ở một số vùng trên thế giới dùng loại rau này để tránh thai vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol – chất tương tự như estrogen nên có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai. Chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngây.

6. Rau răm: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

7. Súp lơ: Mặc dù súp lơ xanh có hàm lượng lớn vitamin C rất tốt cho bé nhưng nếu mẹ ăn súp lơ xanh hàng ngày, nhất là khi mới có thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Lý do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai. Cũng giống như súp lơ xanh, nếu ăn quá nhiều súp lơ trắng hàng ngày thì mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai do hàm lượng lớn vitamin C có trong loại rau này rất cao

8. Cải xoăn: Cải xoăn là loại rau tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không tốt cho người mang thai. Nếu thích cải xoăn, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 thìa không nên sử dụng chúng quá nhiều vì nó có thể làm chị em sảy thai.

9. Rau bina: Rau bina chứa rất nhiều vitamin K cũng như giàu chất sắt. Tuy nhiên, nếu ngày nào mẹ bầu cũng ăn loại rau này thì nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất cao đấy nhé. Để cung cấp lượng sắt qua loại rau này, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa rau bina mỗi tháng để đảm bảo cho cả mẹ và bé.

10. Củ dền: Mặc dù giàu vitamin K và sắt nhưng củ dền lại không tốt cho phụ nữ mang thai như nhiều người vẫn tưởng. Củ dền là nhóm thực phẩm gây nhiệt và có thể gây chảy máu cho mẹ giai đoạn đầu mang thai.

Những loại quả bà bầu không nên ăn

  • Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin. Trong đó, chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin lại kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng

  • Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu có thể bị xuất huyết. Hơn nữa, lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

  • Quả dứa

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dứa có chứa chất bromelain, đặc biệt là những quả dứa xanh. Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, từ đó có thể khiến tử cung bị co bóp cho nên bà bầu ăn loại quả này rất dễ gây sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Do đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

Xem chi tiết của dứa đối với bà bầu tại >> https://moingay.org/uong-nuoc-ep-dua-moi-ngay/

  • Quả nhãn

Nhãn có vị ngọt, tính nóng trong khi đó phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong, dễ bị táo bón. Vì vậy khi bà bầu ăn nhiều nhãn có thể làm tăng thân nhiệt, gây động thai, ra huyết, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

  • Táo mèo

Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có thể kích thích tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Mặc dù khi mang thai, bà bầu rất thèm ăn và khó chịu nếu không được động đũa vào món ăn mình muốn. Tuy nhiên, để thai kỳ khỏe mạnh thì các mẹ không nên ăn nhiều những loại rau bà bầu không nên kể trên.

  • Ớt chuông

Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu đấy nhé. Ớt chuông cũng là loại quả thuộc nhóm thực phẩm có vị cay, đắng. Thỉnh thoảng, ăn một bữa ớt chuông thì không sao nhưng nếu ngày nào cũng ăn thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho chị em.

  • Đậu phộng (lạc)

Theo thống kê của các nhà khoa học Anh cho biết cứ 100 người thì lại có 2 người dân bị dị ứng với đậu phộng, vì thế các bà mẹ đang mang thai dễ có nguy cơ bị dị ứng với đậu phộng, nhất là những gia đình có người thân có tiền sử bị dị ứng đậu phộng thì càng cần phải cẩn thận.

Nguyên nhân là vì trong đậu phộng có chứa chất đạm dị ứng có thể đi vào bào thai và gây ra việc dị ứng khiến khi sinh con ra con bạn sẽ bị dị ứng với loại này. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.

  • Khoai tây

Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

Có thể ban quan tâm >> https://moingay.org/uong-nuoc-ep-rau-cu/

Những điều cấm kỵ khi bà bầu ăn hoa quả

Việc ăn uống khi mang thai không cần quá nghiêm ngặt tuy nhiên các mẹ bầu vẫn cần chú ý để tránh gặp phải rắc rối không mong muốn. Ngay cả việc ăn hoa quả trong thai kỳ cũng có những nguyên tắc riêng mà chị em nên lưu ý. Đồng ý rằng hoa quả là thực phẩm giàu dưỡng chất, rất có lợi cho sản phụ tuy nhiên nếu ăn không đúng cách sẽ gây phản tác dụng.

  • Ăn hoa quả chưa rửa:

Cũng như trong các loại thịt tái, sống, hoa quả chưa rửa có chứa các loại ký sinh trùng, chất hóa học, chất bảo vệ thực vật như toxoplasmosis và nhiều hóa chất độc khác gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Không súc miệng sau khi ăn hoa quả: Hầu hết các loại trái cây đều chứa carbohydrate lên men, axit có tính ăn mòn răng. Nếu mẹ ăn nhiều trái cây nhưng lại không biết giữ vệ sinh răng miệng đúng cách thì sẽ liên tục đưa axit vào tiếp xúc với răng của mình.

Ngoài ra, trong trái cây cũng có đường và nước bọt sẽ không thể loại bỏ hết được chúng, cũng như không thể trung hòa axit. Điều này rất dễ làm hại răng của mẹ bầu. Vì vậy, lời khuyên của các nha sĩ là nên súc miệng sạch sau khi ăn trái cây.

  • Ăn quá nhiều hoa quả:

Trên thực tế, ăn bất cứ thứ gì nhiều quá cũng không tốt và với trái cây cũng vậy. Mặc dù trái cây bổ dưỡng nhưng lại không chứa đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất đặc biệt là protein và chất béo – hai loại chất này lại vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ.

  • Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn:

Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn chính có thể gây đầy hơi và táo bón cho mẹ bầu – chứng bệnh thường gặp trong thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu nên ăn trong vòng 2 giờ sau ăn và 1 giờ trước bữa ăn chính.

  • Hoa quả để lạnh:

Đồ ăn vừa được lấy ra từ tủ lạnh đặc biệt là hoa quả rất dễ khiến mẹ bầu đau bụng, tiêu chảy. Chính vì vậy, chị em chỉ ăn sau khi đã để đồ ăn ra ngoài khoảng 1 giờ.

  • Trái cây có tính nóng:

Ăn quá nhiều loại hoa quả có tính nóng như táo gai (táo mèo), anh đào, quả lựu, vải thiều… sẽ khiến mẹ bầu dễ dàng “bốc hỏa” và khiến tậm trạng dễ nóng nảy. Tốt hơn hết là nên hạn chế ăn.

Những mẹ mang bầu 3 tháng đầu cần chú ý ăn uống để tránh xảy ra những việc đáng tiếc. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thêm nhiều kiến thức về những loại rau quả bà bầu không nên ăn để chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.