Cây găng gật là một loại cây khá xa lạ và chưa được phổ biến ở nước ta thường được người dân trồng làm hàng rào. Tuy nhiên loài cây đó lại là một vị thuốc nam khá nổi tiếng được sử dụng ở nhiều nước Đông Nam Á. Từ cây găng gật người ta đã tạo ra nhiều bài thuốc để sử dụng trong điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Để giúp độc giả có thêm những thông tin về những bài thuốc dân gian hiệu quả mà có thể bạn chưa biết, để hiểu rõ những tác dụng đó chúng ta cùng tìm hiểu qua “6 tác dụng của cây găng gật” được đề cập trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu về cây găng gật
Cây găng gật là loài cây thân gỗ được trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, phía nam Trung Quốc, Inđônêxia và một số nước ở miền Đông Châu phi. Ngoài ra ở một số nơi có khí hậu nhiệt đới cũng xuất hiện loại cây này. Ở Việt Nam cây thường mọc tự nhiên trong các rừng còi, rừng thưa trên những mảnh đất cằn từ Khánh Hòa vào Đồng Nai.
Cây găng gật còn được trồng để lấy gỗ mịn và dai, có màu nhạt thường được dùng làm trục xe, làm lược
Loài cây này còn được người dân trồng xung quanh nhà, quanh vườn để làm hàng rào do thân và cành cây găng gật có nhiều gai. Đây là loại cây ưa ánh sáng, chịu được môi trường khắc nghiệt trong vùng đất khô cằn hay những vùng khô hạn ven biển.
Mô tả: Cây găng gật còn được gọi với tên gọi khác là cây găng trắng. Loại cây này có tên khoa học là Randia tomentosa (Bium. ex. DC.) Hooki. (Gardenia tomentosa Wall), thuộc họ Cà phê Rubiaceac.
Cây có thân nhỏ cao từ 4 đến 10m, cành cây buông thõng. Trên thân và cành cay có nhiều gai to nên ít bị các loài động vật ăn cỏ xâm hại. Lá cây có hình bầu dục, nhọn phần đỉnh lá, mặt trên lá có màu xanh lục mặt dưới có lớp lông tơ mỏng.
Cây găng gật có hoa mọc đơn, màu trắng đài hoa thường có 6, tràng hoa thường có 8. Hoa có từ 5 đến 10 nhị. Hàng năm cây thường cho hoa từ tháng 3 đến tháng 5, và thường cho quả từ tháng 4 đến tháng 7. Quả găng gật có hình trứng, khi chín có màu vàng. Quả có chứa nhiều hạt màu đen nhỏ và dẹt, dài khoảng 5mm.
Thành phần hóa học: Trong quả chứa nhiều saponin tritecpenic, loại aponin này có thể làm chết cá và làm say giun đất. Trong vỏ thân và rễ cây có chứa tanin và một ít saponin.
Công dụng: Lá cây găng gật có tác dụng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng. Quả được sử dụng để ngâm hoặc sắc lấy nước gội đầu giúp cho tóc được mềm mại và bóng mượt. Ở một số nơi người ta sử dụng quả găng để làm thuốc chữa viêm lợi.
Bên cạnh đó quả găng gặt còn được ngâm để tạo thành nước giặt quần áo từ thiên nhiên. Loại nước giặt này thường được sử dụng để giặt đối với những vải tơ lụa có màu.
Tác dụng của cây găng gật
Trên thực tế còn rất nhiều người chưa biết đến tác dụng của cây găng gật trong vai trò chữa bệnh. Dưới đây là một số tác dụng tiêu biểu:
- Tác dụng giải nhiệt, chữa tiểu vàng, tiểu đỏ và tiểu rắt
Đối với những người bị nóng trong hay bị nhiệt có thể sử dụng cây găng gật như một bài thuốc giúp giải nhiệt, thanh mát cơ thể.
Nguyên liệu: hái một nắm lá găng gật còn tươi (khoảng từ 20 đến 30g)
Cách làm: Lá găng gật đem rửa sạch sau đó vò nát hoặc say nhuyễn đem hòa cùng nước sôi rồi để nguội. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng hoặc tấm vải mỏng lọc sạch, khi lọc phải nhanh vì nước găng đông rất nhanh. Gạn bỏ bã chỉ lấy lại phần nước. Để cho đông đặc như thạch, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.
Loại nước này có hiệu quả rất tốt trong việc giải nhiệt cơ thể và điều trị chứng đái rắt hoặc đái vàng, đái đỏ.
- Là nguyên liệu tạo nước giặt, dầu gội đầu, thuốc nhuộm vải
Theo kinh nghiệm dân gian từ xưa để lại, người dân thường thu hoạch quả găng về. Sau đó đem ngâm hoặc sắc đặc dùng để làm nước gội đầu. Loại dầu gội đầu hoàn toàn từ tự nhiên không có hóa chất độc hại ảnh hưởng đến cơ thể, còn giúp cho tóc mềm mại và bóng mượt.
Ngoài ra người ta còn sử dụng quả găng gặt để tạo thành loại nước giặt hữu cơ hoàn toàn tự nhiên rất hiệu quả. Thường được sử dụng để giặt đối với những vải tơ lụa có màu. Bên cạnh đó quả găng gật còn là nguyên liệu trong những cách nhuộm vải bằng phương pháp thủ công.
- Điều trị mụn nhọt, lở loét ghẻ ngứa
Đối với một số bệnh ngoài da như lở loét, ghẻ ngứa người ta sử dụng quả găng gật để điều trị đem lại hiệu quả rất cao.
Nguyên liệu: một vài quả găng gật tươi
Cách làm: Quả găng gật tươi đem bổ đôi, bỏ hạt sau đó cho vôi vào ruột quả. Lấy đất sét phủ bao quanh bên ngoài quả, đốt tồn tính. Khi lớp đất sét khô lại, loại bỏ đất bao quanh. Lấy quả găng tán thành bột nhỏ và mịn. Sử dụng bột đó rắc quanh vết mụn nhọn, lở loét, vết ngứa sẽ rất mau khỏi.
- Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa
Đối với một số bệnh rối loạn về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng, đi lỵ… người ta sử dụng mọi bộ phận của cây găng trong điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Đơn giản nhất có thể lấy vỏ từ thân cây và vỏ từ cành găng dùng để sắc nước uống có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa được đề cập ở trên.
- Điều trị bệnh lỵ
Để làm bài thuốc điều trị bệnh lỵ, ở Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới người ta sử dụng quả găng gật khô với liều lượng từ 1 – 2g găng khô tán thành bột để điều trị bệnh lỵ hoặc sử dụng với liều 2.5g để làm thuốc gân nôn trong các trường hợp bị ngộ độc thức ăn.
- Lấy gỗ làm nhiều vật dụng gia đình
Cây găng là cây thân gỗ thường được dùng để lấy gỗ. Gỗ găng gật mềm, mịn và dai có màu sáng thường được sử dụng để làm lược, làm trục xe và con quay. Tạo nên những món đồ chơi đơn giản, thú vị cho trẻ em đặc biệt là đối với những vùng nông thôn. Cây găng góp phần tạo nên những món đồ chơi được nhiều trẻ yêu thích.
- Nguyên liệu chính tạo nên món thạch găng
Cây găng gật là nguyên liệu chính để làm nên món Thạch găng thơm mát, giúp giải nhiệt ngày hè là món ăn được rất nhiều người ưa thích.
Nguyên liệu: Lá găng sau khi được hái, rửa sạch và phơi khô. Sau đó đem nhặt bỏ gai và lá hư. Lấy khoảng 50g lá găng khô.
- Chuẩn bị 3.5 lít nước đun sôi để nguội
- Một chiếc nồi miệng rộng đủ chứa lượng nước trên
- 150mg nước vôi trong (cho vôi sống vào nước lọc để hòa lấy 50g vôi tôi. Lấy vôi tôi hòa với với 0.5 lít nước lọc. Để qua đêm cho lắng cặn vôi xuống, hớt bỏ váng trên bề mặt chỉ lấy lại phần nước vôi trong để sử dụng làm thạch)
- 100g đường vàng đun sánh cùng 200ml nước
- Tinh dầu chuối (nếu có)
- 01 Túi để lọc hoặc có thể thay bằng vải xô mỏng
Cách làm
- Rửa sạch lá găng, tráng qua nước lọc để ráo nước.
- Vò nát lá găng trong vòng từ 10 đến 15 phút. Sử dụng một chiếc rá đặt trên miệng nồi sao cho rá vừa chạm đến mặt nước trong nồi. Sát lá găng vào rá cho mau nát.Khi sát kỹ sẽ cho ra được nhiều chất tạo nên thạch găng. Gạn bỏ hết bã bằng túi hoặc vải xô mỏng chỉ giữ lại phần nước.
- Cho 150ml nước vôi trong vào nồi nước thạch đã lọc, khuấy đều và để lắng tự nhiên. Để khoảng 1 tiếng sau là thạch đông dẻo. Cất nồi thạch vào ngăn mát tủ lạnh để ăn cho mát.
- Khi dùng cắt thạch thành những miếng nhỏ có thể thêm chút nước đường vàng đun sánh và chút dầu chuối để tạo mùi thơm.
Món thạch găng thanh mát, có vị ngọt dịu của đường là món giải khát thanh nhiệt được sử dụng nhiều ở mùa hè. Là món ăn lành tính được sử dụng tốt cho trẻ em và cả phụ nữ mới sinh
Hy vọng rằng từ những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn biết cách sử dụng cây găng gật để tạo món thạch ngon cho gia đình. Bên cạnh đó sử dụng loài cây quen thuộc ấy vào nhiều việc có ích trong cuộc sống hằng ngày cũng như điều trị một số loại bệnh khác nhau. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của độc giả.>> Tìm hiểu thêm tác dụng của các cây nhé >>
5 tác dụng của cây sâm cau
5 tác dụng của cây ô rô
9 tác dụng của cây nhãn lòng
9 tác dụng của cây phèn đen .