Cây kim ngân hay còn gọi là cây Nhẫn đông tên gọi dân gian, thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Các nhà khoa học thường gọi là Lonicera japonica Thumb. Cây thường mọc ở các hoang, được dân gian ta trồng để làm cảnh và làm thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… Ngoài ra, còn một số tác dụng rất hữu ích mà chúng ta chưa biết đến. Hãy cùng cayvala.com đi tìm hiểu 6 tác dụng của cây kim ngân để có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng cây kim ngân nhé.
Đặc điểm của cây kim ngân
- Được trồng nhiều ở Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Cây kim ngân thuộc họ dây leo.
- Có khả năng vươn xa, có thể dài đến 10 m, có những chùm hoa đẹp màu trắng và mùi hương dể chịu.
- Khi còn non thì cành có màu xanh nhạt, khi cành già có màu đỏ hoặc nâu nhạt. Rễ cây to, lá cây dài và nhọn giống lá chè, có cuống ngắn.
- Cây kim ngân có tính mát, vị hơi đắng.
- Có công dụng tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, bị dị ứng, điều trị viêm gan mạn tính, viêm gan do virut, có khả năng chữa sốt xuất huyết.
- Bộ phận dùng của cây kim ngân được coi là quan trọng hoa sắp nở, cành nhỏ và lá.
6 tác dụng chính của cây kim ngân và cách chế biến
- Giúp kháng khuẩn
Cây kim ngân được biến đến là một trong những nguyên liệu bào chế giúp kháng khuẩn tốt nhất được dân gian ta sử dụng, chúng có khả năng ức chế những loại vi khuẩn có hại trong cơ thể như tụ cầu vàng, trực khuẩn li, trực khuẩn ho gà.
- Giảm chất béo trong cơ thể
Dân gian ta thường sử dụng loại cây này để làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng tránh được các căn bệnh huyết áp, béo phì …
- Chữa được mụt nhọt, mụn bọc
Ngày nay, các bạn tiếp xúc với nhiều loại thức ăn nóng, thức khuya, sử dụng các loại mỹ phẩm, hóa chất… có trên thị trường không đúng cách. Với những người thường xuyên dùng như vậy, làm cho cơ thể nóng và thường xuyên bị mụn nhọt, mụn bọc nổi lên gay khó chịu mất tự tin thì nên sử dụng cây kim ngân để giúp thanh nhiệt, giải độc gan giảm mụt nhọt một cách hiệu quả nhất.
Chuẩn bị hoa kim ngân 16 g, phòng phong 8 g, bạch chỉ 8 g, trần bì 8 g, nhũ hương 4 g, thiên hoa phấn 8 g, đương quy 12 g, cam thảo 4 g, bối mẫu 6 g, tạo giác thích 4 g, những hỗn hợp này rữa sạch đêm đi sắc . Ngày uống 3 lần mỗi lần uống cách 30 phút trước bữa ăn.
- Điều trị vảy nến
Đây là một căn bệnh ở ngoài da, làm cho bệnh nhân cảm giác tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh, nếu bạn sử dụng thuốc tây thì cần một khoảng thời gian khá dài để điều trị bệnh vảy nến khỏi, nhưng các bạn hãy yên tâm sử dụng loại thuốc thần dược này trong vòng một tuần bảo đảm bạn sẽ thấy được hiệu quả từ loại thuốc này.
Chuẩn bị gồm kim ngân 16g, liên kiều 16g; quả ké, ngưu bàng tử, trúc diệp, hạ khô thảo mỗi thứ 8g; chi tử, bạc hà mỗi thứ 6g; bồ công anh, thổ phục linh mỗi thứ 12g. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
- Điều trị cảm sốt
Nếu chẳng may con em bạn bị sốt, thì nên sử dụng loại cây kim ngân này để hỗ trợ làm dịu mát cơ thể, thay vì sử dụng các loại thuốc tây có trên thị trường. Cây kim ngân có tác dụng làm giảm đau, hạ sốt nhanh vì vậy các bậc phụ huynh nên áp dụng để mang lại hiệu quả cao nhé.
Trong trường hợp bị cảm sốt dùng 40 gam hoa kim ngân, 24 g cát cánh, 20 g đạm đậu xị, 40 g liên kiều, 24 g bạc hà, 24 g ngưu bàng tử, kinh giới tuệ 20g , trúc diệp 20 g. Những thứ này đêm đi sấy khô, sau đó tán thành bột hòa với một lượng nhỏ mật ong làm thành các viên nhỏ vừa uống, ngày dùng 1 đến 2 lần mỗi lần dùng 12 gam.
- Phòng, chữa bệnh quai bị, đau họng
Ngày nay bệnh quai bị và đau họng do thời tiết,… rất nhiều mà nhà nào cũng chỉ dùng thuốc tây mà không biết đến loại thuốc này, điều đặc biệt thuốc này có khả năng điều trị, hỗ trợ được bệnh quai bị và đau họng một cách hiệu quả mà các bạn nên áp dụng.
Các bước chuẩn bị 16 g kim ngân , kinh giới tuệ 8 g, cát cánh 8 g, bạc hà 4 g, cam thảo 4 g, đậu xị 18 g, ngưu bàng tử 12 g, liên kiều 12 g đêm rữa sạch sắc uống mỗi ngày, áp dụng trong vòng 7 ngày là bạn sẽ thấy được kết quả.
Một số tác dụng khác: Ngoài 6 tác dụng chính của cây kim ngân được nêu ở trên thì còn một số tác dụng khác như dự phòng viêm não, trị sữa không xuống, tác dụng chống lao … các bạn nên tham khảo các chuyên gia thuốc nam để được tư vấn và giúp đỡ.
Xem thêm một số tác dụng của cây khác >>
Những công dụng của khoai lang không phải ai cũng biết
Những tác dụng của dưa leo với da mặt
Tác dụng của cây oải hương
Tác dụng của cây nở ngày đất
Những điều cần lưu ý khi dùng cây kim ngân
- Cách bào chế: đối với hoa tươi đêm giã nát, sau đó vắt lấy nước đêm đi đun sôi uông. Còn đối với dạng hoa khô thì đêm đi sắc uống hoặc có thể sấy dưới ngọn lữa nhẹ sau đó đêm đi tán bột dùng. Ngoài ra, hoa tươi và hoa khô đều có thể ngâm với rượu để dùng.
- Cần chú ý phân biệt cây kim ngân với cây lá ngón (rất độc) vì hai loại này có màu dây và lá tương tự.
- .Không được sử dụng những phần nước đã có dấu hiệu hư hỏng, nên sử dụng trong một ngày.
- Để xa tầm tay nhỏ khi mới chế biến (có nước nóng).
Cách bảo quản nước cây kim ngân
- Đây là loại dễ bị hút ẩm, làm biến màu, mất đi hương vị của nước vì vậy nên để nơi khô ráo.
- Đựng trong hũ có lót vôi sống
- Không để nước kim ngân đã chế biến ở những nơi dơ bẩn.
- Có thể để trong tủ lạnh khi chưa dùng đến.
- Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào nước.