Cây cải trời còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cải đất, cải tàu bay, cây bồ công anh… Trên thực tế rất nhiều người vẫn chưa biết đến cây cải trời hoặc có những người biết thường chỉ coi chúng như một loài cỏ mọc dại. Cải trời ngoài là nguyên liệu cho một số món ăn còn có rất nhiều tác dụng có ích trong cuộc sống hàng ngày. Để giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn, bài viết hôm nay cayvala.com muốn chia sẻ về “5 tác dụng của cây cải trời”.
Giới thiệu về cây cải trời
Cây cải trời loài cây thân thảo có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ cúc Asteraceae (Compositae).
Cây cải trời có nguồn gốc từ các nước Ấn Độ, Malaisia, sau đó xuất hiện ở nhiều nước ở vùng Nam Á, Đông Nam Á, các nước Đông Dương, Trung Quốc, Australia và một số nước ở châu Phi.
Ở Việt Nam cải trời mọc hoang tự nhiên ở những vùng đất ẩm, được phân bố rộng rãi ở rất nhiều khu vực trên cả nước và khu vực miền tây nam bộ, đông nam bộ.
Mô tả: Cây cải trời mọc thẳng đứng cao đến 1m. Thân cây tròn mập, có nhiều khía. Lá cây dày và dài, mép lá có răng cưa. Cả 2 mặt lá đều có lông, lá có cuống lá. Phần gốc của cuống lá có 2 tai nhỏ trông như lá kèn. Cây có hoa, cụm hoa đầu đồng dao mọc thành gù kép, mỗi gù có từ 1 – 3 đầu. Hoa thường nở vào mùa hè. Hoa có 4 nhụy và 4 thùy. Có quả hình trụ với một chùm lông màu trắng ở đỉnh đầu. Các đầu nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, nhờ gió thổi bay mang theo hạt và nhụy đến những vùng đất khác để sinh sôi, phát triển. Nhờ đó mà cây được phân bố rộng khắp mọi nơi
Thành phần hóa học: Trong cây cải trời có 93.1% là nước, 1.7 – 1.9% gluxit, 2.3 – 2.5% protit,1.6% xenluloza, 0.9% tro, 0,085% tinh dầu màu vàng (trong đó bao gồm 66% cineol, 10% fenchon và khoảng 6% citral…).ngoài ra trong cây cải trời còn có canxi, carotene, vitamin nhóm A, vitamin nhóm C.
Công dụng: Cây cải trời có có giá trị dinh dưỡng tốt. Rau cải trời có vị đắng,có mùi thơm, tính mát có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, mát da, tiêu viêm, cầm máu, sát trùng…
Cây cải trời được phơi khô để trị cảm sốt, kích thích tiêu hóa tốt, giúp lợi tiểu. Lá được dùng để làm thuốc điều trị giun, hạ nhiệt, giã đắp mặt trị mụn. Rễ được dùng trong điều trị các bệnh tả, rối loạn tiêu hóa…
Tác dụng của cây cải trời
1. Là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon
Cải trời là loại rau bổ dưỡng được chế biến thành nhiều món ăn ngon như:
– Món rau sống: Cây cải trời non còn được dùng để ăn sống cùng các loại rau rừng khác. Hoặc có thể ăn sống kèm với cháo nóng, hoặc chấm ăn với các món thịt kho, cá kho.
– Món Xào: Rau cải trời được xào cùng với các loại như: thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, thịt vịt, thịt chim, ếch… đều cho hương vị rất thơm ngon.
– Món canh: Cải trời rửa sạch, thái nhỏ nấu canh không, hoặc nấu với tép, xương ống hoặc được người dân nam bộ nấu canh với cá trê, các lóc … đều đem lại món ăn rất ngon, mát và bổ dưỡng.
– Món lẩu: Rau cải trời còn được dùng như một món rau để ăn cùng với nhiều loại lẩu: lẩu cua, cá bầm vò viên… và phổ biến ở các vùng quê.
– Món luộc: Rau cải trời (rau tàu bay) có thể được luộc riêng hoặc luộc lẫn với nhiều loại rau khác ăn rất ngọt và mát.
2. Cải trời giúp nhuận tràng
Trong thành phần rau cải trời có chứa hàm lượng nước lớn, hàm lượng chất xơ phong phú. Nên khi sử dụng cải trời để ăn (luộc, xào, ăn sống…) có tác dụng rất lớn trong việc điều trị những bệnh như táo bón, khó tiêu… giúp nhuận tràng, cải thiện đường tiêu hóa.
3. Cây cải trời hỗ trợ giảm cân
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy cây cải trời giúp tiêu hóa tốt, và hạn chế quá trình hấp thu chất béo. Bên cạnh đó cải trời chứa hàm lượng lớn những loại vitamin cần thiết cho cơ thể như: Vitamin A, vitamin C. Nên cải trời là thực phẩm rất tốt cho những người muốn giảm cân và những người béo phì. Ngoài ra còn đem lại những tác dụng chống oxy hóa, khử các gốc tự do trong cơ thể, giảm nguy cơ ung thư.
4. Cải trời là vị thuốc quý được nhiều nước biết đến
Ở Ấn Độ, cải trời được dùng như một dược liệu để chữa đau bụng. Cải trời có tính mát, được ghi trong dược điển của nước này với tác dụng giải nhiệt, chống viêm, chữa các bệnh về mắt, mát gan, tiêu đờm, hạ sốt…
Ở Java người ta sử dụng cải trời để nấu canh tạo nên món ăn vừa ngon vừa mát. Cải trời còn được sử dụng làm thuốc trị mụn nhọt, hay trong điều trị cầm máu vết thương, mất ngủ, điều trị các chứng như băng huyết, chảy máu cam, tức ngực, ho có đờm. Ngoài ra còn điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: táo bón, đái vàng, đái rắt, nóng trong..
Ở Malaixia người ta sử dụng cải trời để chế tạo ra một loại tinh dầu thơm giúp xua đuổi sâu bọ…
Ở Việt Nam cây cải trời được dùng với nhiều công dụng khác nhau. Ngoài việc được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon, dân giã quen thuộc thì cải trời có vị đắng, tính bình còn được sử dụng trong giải nhiệt, tiêu viêm, cầm máu, sát trùng… Mời bạn click xem thêm tác dụng của những cây khác >>
5 tác dụng của cây nở ngày đất
14 tác dụng của cây mâm xôi
9 tác dụng của cây nhãn lòng
9 tác dụng của cây phèn đen
Bài thuốc từ cây cải trời
Nguyên liệu: Rau cải trời (bồ công anh) kết hợp với kim ngân hoa, lá sen, cành tầm duột, ngũ gia bì, cam thảo.
Cách làm: Rửa sạch các nguyên liêu, thái nhỏ, cho thêm nước và sắc thuốc thuống hàng ngày. Mỗi ngày sắc khoảng 10 – 30g. Hoặc được sử dụng để nấu thành cao sệt uống trong thời gian dài, mỗi ngày uống 2 thìa canh pha. Hoặc cũng có thể dùng ngoài làm cao dán để trị các vết mụn nhọn, lở, sát khuẩn…
5. Cải trời là nguyên liệu trong bài thuốc dân gian trị bướu cổ:
Sử dụng một nắm rau cải trời vừa đủ, rửa sạch , thái nhỏ xay lọc lấy nước uống. Hoặc cũng có thể nấu canh ăn. Tuy nhiên uống trực tiếp nước cải trời thay nước sẽ cho kết quả cao nhất. Uống kiên trì trong thời gian dài sẽ có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh bướu cổ.
Trên đây là 5 tác dụng của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay), với rất nhiều thông tin đúng đắn về loài cây đó. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cây cải trời: vừa là loại thực phẩm cũng như là dược liệu quý trong nhiều bài thuốc dân gian. Và cải trời sẽ trở thành loài cây hữu ích trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Hẹn gặp lại các bạn trong những chuyên mục tiếp theo.