Ăn đậu xanh mỗi ngày có tốt không, có tác dụng gì?

Đối với người Việt Nam thì đậu xanh đã vô cùng quen thuộc. Chúng ta có rất nhiều món ngon được chế biến từ đậu xanh, dùng để làm món ăn, nước uống, thậm chí đây cũng là một loại thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau. Giá trị dinh dưỡng và giá trị trong y học nhiều như vậ, nhưng liệu ăn đậu xanh mỗi ngày có tốt không, có tác dụng gì? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.

Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của đậu xanh

Hạt đậu xanh có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2 mm, màu xanh, ruột bên trong màu vàng, có mầm ở giữa.

Đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, hơi tanh, theo đông y thì nó có thể “giải được trăm thứ độc”, làm sạch mát nước tiểu, thanh lọc cơ thể cùng nhiều tác dụng tuyệt vời khác.

Đậu xanh là loại ngũ cốc chứa nhiều kali, ít natri, hàm lượng chất xơ, protein và chất béo khá dồi dào, hàm lượng dinh dưỡng trong hạt đậu xanh được tuyên bố là cao hơn 3 lần so với hạt gạo.

Trong đời sống hằng ngày, đậu xanh được dùng để làm nhiều món như nấu canh, nấu chè, làm bánh, làm ngũ cốc khô, nấu xôi, nấu cháo, làm ram chả, nấu nước đậu xanh để uống,… Những món làm từ đậu xanh không chỉ ngon, giúp thanh nhiệt cơ thể, mà chúng còn hỗ trợ chúng ta trong việc điều trị bệnh cũng như làm đẹp cho chị em phụ nữ.

Tác dụng của đậu xanh? Ăn đậu xanh mỗi ngày có tốt không?

Ai cũng biết giá trị dinh dưỡng của đậu xanh khi được sử dụng làm thực phẩm. Ngoài ra, đậu xanh còn có vai trò trong y học đã được nghiên cứu và kết luận:

  • Giảm huyết áp: Ăn đậu xanh và các chế phẩm của nó giúp hạ huyết áp, vì trong đậu xanh có thành phần hạ huyết mỡ hữu hiệu, giúp phòng chống xơ cứng động mạch và hạ huyết áp.
  • Chữa tiêu chảy, nôn mửa: Dùng đậu xanh rang vàng, tán chung với muối rang và hạt tiêu, cất vào lọ đậy kín và mỗi khi cần thì lấy ra uống. Người lớn mỗi 3 giờ uống 1 lần, mỗi lần 7 gam.
  • Giải say rượu: Chỉ cần một báo cháo đậu xanh còn hơi ấm là các quý ông đã có thể được “cứu nguy” khỏi cơn say bí tỉ mà không cần dùng đến thuốc gì phức tạp, cách này vô cùng an toàn.
  • Giúp giảm cân: Các chất xơ trong đậu xanh sẽ hòa tan các chất béo, loại bỏ cholesterol có hại trước khi cơ thể hấp thụ, giúp cho bạn giảm được đáng kể lượng mỡ thừa và cả cân nặng.
  • Hỗ trợ phòng, điều trị bệnh gout: Chất đạm được hạn chế hấp thu và chuyển hóa nhờ ăn đậu xanh, do đó ngăn chặn và hạn chết sự tích tụ acid uric trong cơ thể, đó là chất gây ra bệnh gout.
  • Tốt cho tim mạch: Đậu xanh góp phần giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ vitamin B phức hợp, nó giúp tăng cường sức khỏe các mạch máu và giảm lượng cholesterol máu xấu.
  • Giải nhiệt, chữa khàn tiếng: Đậu xanh có vị ngọt, tính mát và lượng vitamin C khá cao, nên khi ăn vào sẽ làm dịu nhẹ thanh quản hiệu quả và giúp chúng ta tránh được tình trạng khàn tiếng.
  • Trị rôm sảy: Vào mùa hè nóng nực thì nhiều người thường bị rôm sảy, đặc biệt là các em nhỏ. Ăn đậu xanh sẽ giúp chúng ta làm mát từ bên trong, do đó cũng không còn bị rôm sảy nữa.

Có thể thấy đậu xanh có quá nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc ăn đậu xanh mỗi ngày lại là một sai lầm. Không phải ăn nhiều đậu xanh là tốt, mà chúng ta nên biết ăn bao nhiêu là đủ để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể hoặc hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả mà không mang lại phiền phức gì. Vậy thì ăn đậu xanh bao nhiêu và ăn như thế nào cho an toàn, giúp ích tối đa?

Cùng xem thêm những tác dụng của các loại đậu và cây khác bạn nhé

đậu đen xanh lòng có tác dụng tốt với sức khỏe con người 

Nước đậu đỏ rang tốt cho sức khỏe như thế nào

Nước đậu đen rang có tác dụng gì

Ăn chè đậu đỏ có ích lợi gì với sức khỏe chúng ta

Những lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng

Lượng đậu xanh hợp lý cho một người trưởng thành là 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ nên ăn nhiều nhất là nửa chén đậu xanh. Đối với trẻ em, người già hoặc những người có vấn đề về sức khỏe, đường tiêu hóa, thì nên cắt giảm và chú ý chế độ ăn nói chung.

Nhiều người có thói quen bỏ vỏ đậu xanh khi chế biến món ăn hoặc làm thuốc, tuy nhiên theo các chuyên gia thì vỏ đậu xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng cao không kém bên trong, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Hơn nữa, vỏ đậu xanh có tính nóng, khi ăn kèm cả hạt thì mới cân bằng, ngăn ngừa tình trạng mờ mắt và giảm tính hàn của đậu xanh. Đặc biệt, vỏ đậu xanh chứa nhiều chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt. Vì thế, khi ăn đậu xanh thì không nên bỏ vỏ.

Những trường hợp được khuyến cáo không ăn hoặc ăn ít đậu xanh gồm:

  • Người có cơ thể hàn, biểu hiện là tay chân lạnh thiếu lực, đi ngoài phân lỏng, nhức mỏi chân và lưng. Nếu ăn đậu xanh thì bệnh tình sẽ nặng thêm.
  • Người già, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai mà xuất hiện những vấn đề về dạ dày, đường ruột, hệ tiêu hóa hoặc có biểu hiện dị ứng với đậu xanh.
  • Người đang dùng thuốc đông y để trị bệnh: theo đông y, tính hàn của đỗ xanh sẽ hóa giải toàn bộ các loại thảo mộc, làm mất hết tác dụng của thuốc.
  • Những người đang trong tình trạng đói bụng cũng không nên ăn đậu xanh vì nó sẽ làm hại dạ dày, gây cảm giác bào ruột, xuất hiện những cơn đau.
  • Nữ giới ăn quá nhiều đậu xanh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như có bạch đới, bị chướng bụng, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Không nên ăn đậu xanh sống để chữa bệnh bạn nhé. Vì có một số trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc nghiêm trọng do phản ứng của việc nhai đậu xanh sống. Có người bị say, chóng mặt và ngất xỉu hoặc ói mửa, có người phải nhập viện vì đau bụng dữ dội sau khi ăn.

Không ăn đậu xanh chung với thịt chó, vì hai loại này có tính kị nhau, khi ăn chung vào sẽ gây chướng bụng, nếu lỡ gặp trường hợp này thì uống nước cam thảo vào ngay để giải độc.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu những thông tin xoay quanh việc ăn đậu xanh mỗi ngày có tốt không, có tác dụng gì. Chúc các bạn có những món ăn ngon và đảm bảo sức khỏe. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, để hiểu rõ hơn về các tác dụng của cây, lá, củ, quả bạn có thể truy cập địa chỉ https://cayvala.com