Cây sâm cau từ lâu được biết đến như một loại dược liệu quý dành cho nam giới được lưu truyền qua các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều người chưa biết đến loại cây này cũng như những tác dụng của nó. Để biết rõ hơn về cây sâm cau, mời bạn cùng tìm hiểu “5 tác dụng của cây sâm cau” cùng cayvala.com
Giới thiệu chung về cây Sâm Cau
Cây sâm cau hay còn được gọi với nhiều tên khác như: Tiên Mao, Cổ Nốc Lan,Ngải Cau… Cây sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides là loài cây thực vật có hoa thuộc họ Hypoxidaceae.
Loài cây này mọc tự nhiên và được trồng ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, một số đảo thuộc phía Tây của Thái Bình Dương và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.
Ở nước ta sâm cau mọc hoang ở một số tỉnh miền núi phía bắc, hay ở vùng đồi núi cao ở Lâm Đồng.
Mô tả: Sâm cau là loài thực vật có hoa, cao khoảng 35 – 40cm, có từ 3 – 6 lá. Lá Sâm cau hình mũi mác xếp nếp trông rất giống hình dạng của lá cau, dài khoảng 15cm. Sâm cau có hoa màu vàng, có củ màu đỏ thuôn dài có chứa từ 1 – 4 hạt. Củ sâm cau thường được thu hoạch từ tháng 10 – 11 hàng năm. Củ sâm cau khi đào về được rửa sạch rồi đem ngâm nước vo gạo qua một đem, phơi khô sẽ giúp loại bỏ được những độc tố có trong củ.
Thành phần hóa học: Trong rễ sâm cau có chứa tinh bột, tannin, axit béo, beta và các chất nhầy, các hợp chất flavonoid,chất thuộc nhóm cyloartan, triterpenic và nhiều hợp chất khác.
Sâm cau còn là thảo dược có chứa những hợp chất steroid tự nhiên có tác dụng dạng testosterone nên sâm cau chủ yếu được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến các vấn đề của nam giới: yếu sinh lý, liệt dương, xuất tinh sớm…
Công dụng: Sâm cau có tính ấm, có mùi thơm được sử dụng chủ yếu trong những bài thuốc giúp tăng cường khả năng sinh lý ở cả nam và nữ. Bên cạnh đó sâm cau có tác dụng làm ôn thận (giúp thận ấm), trừ hàn thấp, cường tráng gân cốt. Ngoài ra còn được dùng để điều trị một số bệnh khác như: Bệnh trĩ, đau bụng, vàng da, đi cầu lỏng..
Tác dụng cụ thể của cây Sâm cau
1. Chữa bệnh liệt dương do chức năng thần kinh
Nguyên liệu: 20g sâm cau
Sâm bố chính, câu kỷ tử, sung thằn lằn, ngưu tất, thạch hộc, tục đoạn, ba kích thiên, hoài sơn mỗi loại 12 g, ngũ gia bì, nữ trinh tử mỗi thứ 8g.
Cách làm:
– Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch, thái lát mỏng (càng mỏng càng tốt). Sau đó đem phơi hoặc có thể sấy khô ở nhiệt độ thấp.
– Cho các nguyên liệu trên vào nồi, thêm 800ml sắc lên cho đến khi còn 300ml. Chắt lấy nước uống ngày 3 lần, mỗi lần 100ml trước ăn.
Ngoài ra để điều trị các triệu chứng yếu sinh lý ở nam giới cũng có thể áp dụng bài thuốc sau: 20g sâm cau, 4g tiểu hồi hương, óc chó, phá cố chỉ, thục địa, ba kích thiên mỗi vị 16g. Rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu trên đem sao ở nhiệt độ thấp. Cho thêm 800ml nước, đem sắc cho đên khi còn 300 – 400ml thì chắt lấy nước để uống. Để đem lại hiệu quả cao ngày uống 2 lần trước mỗi bữa ăn, cho đến khi các triệu trứng trên khỏi hẳn .
2.Chữa sốt xuất huyết
Nguyên liệu: 20g sâm cau, 8g chỉ từ, 10g Trắc bá diệp. tất cả đem sao đen, 12g cỏ mực.
Cách làm: Trộn tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, cho thêm 500ml nước. Sắc cho đến khi còn 200ml nước. Chắt lấy nước để uống trước bữa ăn, ngày uống 3 lần. Uống trong vòng từ 7 – 10 ngày để có hiệu quả cao nhất.
3. Điều trị tiêu chảy,hen suyễn
Để điều trị các bệnh như: tiêu chảy, hen suyễn theo đông y người ta sử dụng bài thuốc từ sâm cau đem lại hiệu quả rất cao.
Nguyên liệu: 15 – 20g rễ sâm cau (Sâm cau tươi thái lát mỏng, phơi khô sau đó đem sao vàng ở nhiệt độ thấp), 300ml nước.
Cách làm: Cho Sâm cau vào nồi sắc cùng với nước cho đến khi còn 50ml. Dùng để uống hang ngày, mỗi ngày 1 lần trước bữa ăn.
4. Giúp điều trị cao huyết áp và tăng cường chức năng sinh lý
Nguyên liệu: Sâm Cau, Kích, dương quy, Dâm dương hoắc mỗi loại lấy 12g,
Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi đem sắc cùng với 800ml nước cho đến khi còn 300ml. Uống ngày 2 lần. Giúp điều trị một số bệnh liên quan đến cao huyết áp. Hay điều trị một số bệnh như: nam giới bị liệt dương, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh..giúp tăng cường khả năng sinh lý ở cả nam và nữ, góp phần đảm bảo hạnh phúc cho những người mắc phải.
5. Chữa đau nhức toàn thân, tê thấp:
Nguyên liệu: 20g rễ sâm Cau, 20g cỏ dĩ, hà thủ ô đỏ (đã được bào chế đỗ đen), 500 ml rượu trắng
Cách làm: Sâm cau, cỏ dĩ, hà thủ ô đem thái thành từng lát mỏng. Cho tất cả nguyên liệu vào bình ngâm chung với 500ml rượu trắng trong thời gian từ 10 – 15 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày uống từ 50 – 60ml, ngày uống 2 lần trước ăn. >> Mời bạn cùng tham khảo thêm tác dụng của những loại cây khác >>
7 tác dụng của cây osaka
6 tác dụng của cây ngủ trảo
5 tác dụng của cây máu chó
5 tác dụng của cây me thúi
Một số món ăn bổ dưỡng làm từ Sâm Cau
Bênh cạnh tác dụng trong điều trị một số bệnh bằng phương pháp đông y sâm cau còn là nguyên liệu cho những món ăn ngon, bổ dưỡng
– Sâm cau hầm thịt gà
Nguyên liệu: 15g sâ m cau, 250g thịt gà, 15g dâm dương, gia vị các loại:mỳ chính , hạt tiêu, bột canh…
Cách làm:
–Thịt gà rửa sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn. Đem ướp cùng các gia vị trong vòng 20 phút.
– Sâm cau, dâm dương hoắc rửa sạch, thái nhỏ.
– Cho thịt gà cùng 2 loại dược liệu trên vào nồi hầm, thêm nước sao cho lượng nước vừa đủ ngập các nguyên liệu. Hầm cho đến khi gà chín mềm thì đem ra ăn ngay khi đang còn nóng.
Tác dụng:
Món thịt gà hầm sâm cau giúp bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Đem lại hiệu quả cao cho những người gặp chứng rối loạn cương dương, thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối..
– Rượu Sâm cau (rượu tiên mao)
Nguyên liệu: sâm cau đem rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô hoặc sao ở nhiệt độ thấp. Sử dụng 50g sâm cau cùng với 500ml rượu gạo.
Cách làm:
Cho sâm cau ngâm cùng với 500ml rượu ngâm trong vòng từ 10-15 ngày . Để rượu ngấm đều các dược liệu, hàng ngày lắc đều bình từ 1 -2 lần. Sau thời gian trên có thể dùng được. Mỗi ngày uống 30ml, ngày uống 2 lần trước khi ăn.
tác dụng:
Rượu sâm cau giúp bổ thận dương, trừ phong thấp. Thường được dùng trong điều trị các bệnh như: liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược…
Sâm Cau loại dược liệu quý với rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong điều trị một số bệnh. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về sâm cau cũng như những tác dụng của nó, để sử dụng cho phù hợp. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đọc.