Trong điều kiện cuộc sống bận rộn như hiện nay những sản phẩm tiện lợi như mì tôm, mì gói là những sản phẩm tiện dụng, được ưa thích nhất là ở các quốc gia châu Á. Chúng đóng vai trò không nhỏ cho những bữa ăn nhanh của mỗi gia đình. Tuy nhiên có thể có nhiều người còn thắc mắc Ăn mì tôm, mì gói nhiều có mập béo không, có tốt không?
Giới thiệu chung về mì tôm, mì gói
Mì tôm, mì gói còn được gọi chung là mì ăn liền có nguồn gốc bắt nguồn Nhật Bản. Người sáng lập ra công ty thực phẩm Nisin được coi là cha đẻ nghĩ ra món mỳ ăn liền tiện dụng này. Sau đó mì ăn liền lan rộng sang khu vực bắc mỹ, châu Á. Đây là món ăn rất được ưa thích ở nhiều quốc gia châu Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,… Còn ở Việt Nam thì không ai là không biết đến mì gói, đặc biệt là các bạn sinh viên, có người còn nghiện cả món ăn tiện dụng này.
Mỳ ăn liền là món mì khô được làm từ bột mì, được chiên trước với dầu sau đó sấy khô để đóng gói bảo quản cùng với các gia vị như bột ngọt, dầu, ớt..có hạn dùng trong thời gian dài.
Là sản phẩm rất tiện dụng có thể ăn sống (mỳ đã được chiên chín, sấy khô) hoặc để nấu chỉ cần cho nước sôi từ 3 – 5 phút là bạn đã có một bữa sáng hay bữa ăn nhẹ tiện dụng. Tuy nhiên sử dụng thường xuyên sản phẩm này có tốt không. Chúng ta sẽ có câu trả lời những phần tiếp theo.
Ăn nhiều mì tôm, mì gói có mập béo không, có tốt không?
Nhiều người cho rằng ăn mì tôm, mì gói cũng như các thức ăn nhanh nhiều sẽ dẫn đến tình trạng béo phì. Vậy quan niệm đó có đúng hay không?
Mì tôm và mì gói là những thực phẩm tiện dụng được làm nên từ bột mỳ. Theo nghiên cứu và đánh giá của nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: trong bột mỳ chứa hàm lượng dinh dưỡng vừa phải, lượng calo và chất béo ở mức thấp. Do vậy khi ăn nhiều mì tôm, mì gói cũng không bị béo phì mặc dù cơ thể sẽ bị thiếu chất xơ.
Hơn nữa loại thực phẩm này thích hợp với rất nhiều đối tượng từ già đến trẻ, từ những người bận rộn hay đến học sinh, sinh viên đều có thể tự làm cho mình một bát mỳ gói tiện dụng cho một bữa ăn nhanh chóng.
Trong một gói mỳ thường cung cấp được 190 calo là một bữa ăn nhẹ tiện lợi nhưng không đáp ứng đủ lượng dinh dưỡng cho một bữa ăn. Vì vậy để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể cho ngày làm việc, học tập hiệu quả. Bạn nên nấu mì tôm, mì gói kèm chút rau với thịt bò, thịt heo… sao cho đảm bảo tỷ lệ từ 300 – 500 calo đối với nữ, 400 – 600 calo đối với nam.
Do vậy quan niệm ăn mì tôm nhiều sẽ dẫn đến béo phì là không đúng. Bởi trong mì tôm không có quá nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng protein thấp. Chính vì vậy ăn nhiều mì tôm không những không béo mà ăn nhiều dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất và nóng trong.
Vậy có thể ăn mì tôm cho chế độ giảm cân được không. Điều đó cũng không thể bởi trong mì tôm có chứa 15-20% chất béo, chủ yếu là axit béo no, rất khó tiêu hóa trong cơ thể, và không có hàm lượng chất xơ nên ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trang xanh xao, mệt mỏi và ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu những tác hại khi ăn nhiều mì tôm, mì gói. >> mời bạn tham khảo thêm việc>>
=> Ăn cơm nhiều có tốt không, có mập béo không ?
=> Ăn cơm cháy có tốt không, có mập không ?
=> Ăn cơm nguội có tốt không, có giảm cân không ?
=> Ăn lá lốt có mất sữa không, có tốt không ?
Tác hại của việc ăn quá nhiều mì tôm, mì gói
– Làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày: Theo quy trình làm mỳ tôm, bột mỳ sau khi được chiên qua dầu mỡ nhiều lần, được sấy khô lại để đóng thành thành phẩm. Hơn nữa chúng còn sử dụng rất nhiều chất phụ gia, hương liệu như chất tạo màu, tạo mùi…nên khi sử dụng trong thời gian dài, sẽ gây nên một số triệu trứng cho đường tiêu hóa của bạn như: đầy hơi, khó tiêu, nặng hơn dẫn đến đau dạ dày.
– Ăn quá nhiều là chất xúc tác có thể dẫn đến ung thư: Với nhiều chất phụ gia, hương liệu có trong mỳ tôm, mỳ gói nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng táo bón (do cơ thể không có chất xơ giúp tiêu hóa đào thải các chất không cần thiết). Bị táo bón trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ ung thư trực tràng.
– Mỳ tôm còn gia tăng quá trình lão hóa cho cơ thể: Chất béo có trong mỳ tôm chủ yếu là axit béo no, rất khó tiêu hóa. Đây còn là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa gây ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tiết và còn đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
Vậy ăn mì tôm thế nào cho đúng cách
Chỉ nên sử dụng mì tôm với mức độ không quá 2 – 3 lần/tuần. Khi ăn phải trần qua lớp nước sôi để loại bỏ lớp mỡ dầu trên bề mặt của mì hạn chế được những axit béo no khó tiêu hóa. Cho thêm rau để tăng cường vitamin và chất xơ, thêm thịt (gà, thịt heo, bò..) để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Lựa chọn mua mỳ tôm, mỳ gói ở các cơ sở uy tín, đảm bảo còn hạn sử dụng. Nên lựa chọn mỳ của những thương hiệu có uy tín trên thị trường.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc, qua đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề “Ăn mì tôm có mập béo không, có tốt không?”. Mong rằng qua bài viết thì cayvala.com sẽ cho độc giả một cái nhìn đa chiều hơn trong việc sử dụng những sản phẩm này một cách đúng đắn và an toàn. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn.