Ở những nước dùng gạo làm thực phẩm chính như nước ta thì cơm cháy là một loại thực phẩm khá quen thuộc và gần gũi. Trong y học cổ truyền, cơm cháy còn là một vị thuốc với nhiều tên gọi như: Hoàng kim phấn, Oa ba, Phạm tiêu…đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe mà không ít người phải ngạc nhiên vì công dụng của nó. Vậy câu hỏi đặt ra là: Ăn cơm cháy có tốt không, có mập không? Và bài viết sau đây cayvala.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, mời các bạn cùng tham khảo.
Giá trị dinh dưỡng của cơm cháy
Các thành phần dinh dưỡng của cơm cháy cũng tương tự như của cơm bình thường, cộng thêm hương vị và giá trị của những thứ nguyên liệu đi kèm làm tăng phần hấp dẫn và bổ dưỡng.
Cơm cháy có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ khí kiện tỳ, tiêu thực… thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau bụng do thức ăn chậm tiêu, tiêu hóa kém, chán ăn, tiêu chảy kéo dài, tỳ vị, hư nhược… dùng cho người đau dạ dày, ruột mãn tính, trẻ em đi cầu lỏng do rối loạn tiêu hóa, ăn uống trì trệ, sữa không tiêu.
Cơm cháy đúng điệu làm ra phải có màu vàng, khối to dày, không đen, vừa ăn, không quá già cũng không quá non giòn tan trong miệng.
Ở một số địa phương như Bình Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, cơm cháy còn được chế biến thành một đặc sản rất hấp dẫn thơm ngon và độc đáo.
Cơm cháy có rất nhiều cách để chế biến như: cơm cháy chiên giòn, cơm cháy kho quẹt, cơm cháy chà bông, cơm cháy trứng phô mai, cơm cháy mỡ hành…thưởng thức vị giòn rụm của cơm cháy hòa quyện cùng vị thơm ngon béo ngậy của mỡ hành khiến cơm cháy trở thành món ăn được rất nhiều người yêu thích.
Có nên ăn cơm cháy không, có mập không?
Cơm cháy là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nên ăn nhưng phải ăn một cách khoa học và hợp lý, không nên ăn quá nhiều gây tác dụng ngược đến cơ thể.
Cơm cháy vàng rất tốt cho người đau dạ dày và tiêu hóa kém, giúp thấm bớt dịch trong dạ dày… ngoài ra, ít ai biết việc ăn cơm cháy còn có thể hỗ trợ chữa một số bệnh như:
Chữa tiêu chảy kéo dài: Cơm cháy 120g; hạt sen bỏ tâm sao thơm 12g, tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 3-5 thìa. Trộn với chút đường trắng rồi hòa với nước sôi, uống sau bữa ăn chừng nửa giờ.
Đi lỏng kéo dài ở người già: Bạch truật sao 6g; trần bì 4,5g; hạt sen bỏ tâm 12g; ý dĩ sao 12g; gạo nếp sao 600g; đậu xanh sao 600g; cơm cháy 600g. Tất cả tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 7-10g với nước đường trắng.
Dùng cho người ăn kém, chậm tiêu hóa: Cơm cháy 150g; sơn trà 10 lát; quất bì 10g; đường trắng vừa đủ. Cho cơm cháy vào nồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo sắp được thì bỏ sơn tra và quất bì đã thái hạt lựu vào nấu thêm một lúc là được, chế thêm đường.
Rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng, không muốn ăn do tỳ hư: Cơm cháy 100g; hạt sen 50g; đường trắng vừa đủ. Hạt sen rửa sạch, tách bỏ tâm sen, cho cùng cơm cháy vào nồi ninh kỹ thành cháo, chế thêm đường chia ăn vài lần trong ngày.
Dùng cho người bị các bệnh lý dạ dày, ruột mạn tính thể tỳ hư thấp trệ: Cơm cháy 150g; hạt sen 100g; sa nhân 10g; hoài sơn 120g. Tất cả sao thơm tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g, hòa với nước sôi và ít đường trắng.
Trẻ em đi lỏng do rối loạn tiêu hóa, thức ăn đình trệ ở dạ dày và ruột, hoặc sữa không tiêu: Cơm cháy nướng cháy già 50g; sơn trà 15g. Hai thứ sắc kỹ lấy nước, chế thêm chút đường đỏ, uống vài lần trong ngày.
Ăn cơm cháy có mập không?
Tùy thuộc vào cách chế biến và chất lượng sản phẩm mà có thể trả lời cho câu hỏi này. Để giảm cân ta phải chế biến đúng cách để cắt giảm lượng calo của tinh bột có trong cơm và không phải cách nào cũng đạt hiệu quả như ta mong muốn.
Cơm cháy thường là món ăn phổ biến của chị em văn phòng, được làm từ gạo nếp, sau khi được nấu chín cho vào khuôn sau đó nhúng dầu đem chiên cho thêm hành phi cộng chà bông… Món này rất giàu năng lượng, với lượng calo cao và các thành phần giàu chất béo như vậy nó được xếp vào nhóm hạn chế trong thực đơn hằng ngày của người giảm cân. >> xem thêm tại đây >>
Ăn cơm nhiều có tốt không, có mập béo không ?
Ăn lá lốt có mất sữa không, có tốt không ?
Ăn mì tôm, mì gói nhiều có mập béo không?
Ăn cơm nguội có tốt không, có giảm cân không ?
Lưu ý về việc ăn quá nhiều cơm cháy và cơm cháy không đảm bảo chất lượng:
Rất nhiều người mê món cơm cháy vì độ giòn thơm của nó nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên đặc biệt là cơm cháy có màu vàng đậm và chiên dầu bị oxy hóa vì nó có thể sinh ra độc tố.
Theo khoa học, khi cơm bị cháy đen hay được chiên bằng dầu kém chất lượng sau đó cho vào túi bóng thì nó có thể đã bị biến đổi tính các hợp chất có trong cơm. Lúc này các protein bị bẻ gãy và phá hủy, tạo ra các gốc hữu cơ độc, nếu ta ăn cơm cháy vàng đen sẽ sinh ra các chất lạ không tương ứng với sự phát triển tế bào của cơ thể có thể dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, nếu công nghệ bảo quản không tốt, để một thời gian dầu dùng để chiên cơm cháy sẽ bị oxy hóa biến đổi chất béo. Quá trình này sẽ khiến cơm có mùi khó chịu như khét, chua… Tuyệt đối không nên ăn loại cơm cháy bị oxy hóa bởi nguy cơ bệnh ung thư là rất cao.
Như vậy, việc ăn cơm cháy có tốt không, có mập không cũng không thể nói một cách phiến diện, tùy theo cách chúng ta ăn như thế nào thôi. Nếu bạn thích ăn cơm cháy nhưng lại sợ tăng cân thì hãy có chế độ ăn uống hợp lý để có vóc dáng đẹp mà vẫn đảm bảo sức khỏe nhé.